Phạm Văn Ḥa

 

 

Chị Tôi

 

 

-  Má! Coi thằng Năm quét nhà không sạch, từ sau ra trước có vài chổi, quơ rác vô dưới giường ḱa!

- Má! Thằng Năm không lo tưới cây, đi mất theo mấy đứa bạn!

- Má! Thằng Năm...

Từ bếp hay từ đâu đó vọng ra:

- Ḥa! Đi chơi chút rồi về làm công chuyện nghe chưa!

Tôi hướng về phía chị Hai:

- Dạ! Thật to cố cho chị Hai nghe rồi dông mất, làm chị Hai tức cành hông!

Tôi như chú lính ba gai trong gia đ́nh này, nhưng không đến đổi bị phạt tù. C̣n chị Hai như Hạ sĩ quan thường vụ, lúc nào cũng để mắt vào tôi. Tối ngày cứ méc má v́ tánh ham chơi... làm ăn ẩu thả của tôi. Tôi là đứa con thứ tư trong gia đ́nh năm anh chị em. Anh Ba của tôi th́ tánh t́nh đâu vào đó, được mọi người trong xóm thương mến. C̣n tôi th́ ngược lại. Con rạch nhỏ trước nhà cũng không yên với tôi và đám bạn, ngày tắm không biết bao nhiêu lần. Càng tắm th́ ḿnh mẩy càng đóng mốc. Mấy con cá trong khúc rạch trước nhà tôi cũng sống không yên.

Chị Hai là chị cả trong gia đ́nh, là cánh tay mặt của má. Chị chỉ đi học đến lớp Ba, đủ biết đánh vần th́ phải nghỉ để lo cho đàn em. Cả đời chị hy sinh. Bởi vậy tôi sợ chị Hai c̣n hơn sợ má. Dù chị bận tíu tít việc nhà, việc chợ, việc nấu nướng trong ngoài nhưng dáng chị lúc nào cũng khoan thai. Chị rất giỏi về bếp núc, bánh trái rất khéo. Chị là cô gái đẹp trong xóm. Môi chị thật hồng, thật đầy đặn. Khuôn mặt trái xoan và sóng mũi dọc dừa rất hợp với cặp mắt thật hiền. Chị lại bắt chước má, thỉnh thoảng bới tóc, nhai trầu, nên môi chị càng đỏ hơn. Răng chị trắng bóng nhờ đánh bằng vỏ cau hàng ngày. Mái tóc chị được gội bằng nước tro lóng, mượt mà mỗi khi chị xơa tóc hong nắng sau khi gội đầu. Bởi nhan sắc của chị, nên đă lọt vào mắt của thầy Đội Cầm là lính Tây. Thuở đó lên đến chức thầy Đội là “le lói” lắm. Thầy đội mũ calot, một loại bê-rê, theo cấp bậc có màu ngà ngà trắng hay vàng ở giữa. Thầy hay đến thăm nom gia đ́nh tôi mỗi khi có dịp công tác qua đây. Lâu lâu thầy đội Cầm dẫn tôi đi chơi. Mỗi lần như vậy, chị Hai thường tự tay tắm táp kỳ cọ cho tôi. Chỉ sợ để tôi dơ th́ kỳ với thầy đội Cầm. Nghe đến chị Hai tắm cho, tôi sợ quíu người v́ thể nào cũng bị mắng “tắm mỗi ngày cả chục lần mà nhượng chân hờm không, vậy tắm cái ǵ!”.  Câu “Vậy tắm cái ǵ” được chị gằn giọng và kỳ mạnh vào nhượng chân đau điếng. Chưa hết!  Sau đó đến màn chải đầu. Chị lấy dầu dừa xức lên đầu tôi bóng loáng. Khi chải xong c̣n nhấn cái móc câu, mà chị gọi là trăng lưỡi liềm, phía trán bên trái. Thiệt t́nh, tôi không c̣n hứng thú nào để đi chơi với thầy đội Cầm sau khi được chị Hai  “diện” cho ḿnh.

Ấy vậy mà dù chị thích thầy đội Cầm có chức tước, nhưng v́ phải rời nhà theo ông ấy chị Hai không chịu, nên chuyện của chị và thầy đội Cầm coi như dang dở. Viết đến đây tôi không dám dùng chữ “chuyện t́nh của chị Hai và Thầy đội Cầm”,  trong đầu tôi đến giờ phút này không nghĩ là có chuyện “yêu đương” ǵ đâu! V́ em mà chị hy sinh, lần đầu bỏ học để trông đàn em, lần này không lấy chồng để c̣n bên cạnh gia đ́nh lo cho em út. Thời đẹp nhất của người con gái, chị không được hưởng mà đă hai lần hy sinh! Và sau đó vài năm, cũng do mai mối, chị thành hôn với anh rể tôi, là con trai trưởng của chủ xe đ̣ chạy đường Sóc Trăng - Tam Sóc. Các cháu của tôi cứ tuần tự ra đời, trai có gái có đến sáu đứa. Gia đ́nh chị Hai vẫn ở với gia đ́nh tôi. Sở dĩ anh rể tôi chịu “ở rể” v́ đây là điều kiện của chị Hai. Bây giờ mới cảm nhận được t́nh gia đ́nh và thương em út của chị Hai vượt hẳn những ǵ mà đầu óc tôi mường tượng được.

Càng nghĩ càng thương chị nhiều hơn!

Tôi, có lẽ là đứa bị chị la rầy luôn v́ tánh lục-lăng, nhưng chị thương tôi nhiều nhất v́ chị biết tôi thích và muốn ǵ. Nhớ những lúc chị sanh nở, má tôi kho thịt nạc kho tiêu thật cay, thật mặn cho người mới sanh. Chị biết tôi thích, thường lén sớt thịt kho tiêu cho tôi, giấu dưới đáy chén cơm v́ sợ má rầy tôi ăn phần của chị. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy ḷng của chị đối với em ḿnh. Tôi c̣n nhớ cứ mỗi lần mấy đứa bạn rủ rê, tôi xin chị th́ y như rằng nghe câu, muốn đi chơi th́ quét nhà hay làm ǵ ǵ đó xong rồi hẳn đi. Có hôm làm dối v́ mấy đứa bạn cứ kè kè ra dấu thập tḥ ngoài ngơ, vừa”dọt” ra khỏi nhà th́ chị Hai gọi giật hay méc má. Một lần tôi làm gan căi lời chỉ v́ ham chơi, bị chị rượt tới ổ lúc trời chạng vạng tối. Khác với những lần trước, chị hay bỏ cuộc không rượt theo bởi làm sao chị bắt kịp. Lần này tôi càng chạy, chị càng rượt. Sợ quê với mấy thằng bạn, tôi cắm đầu chạy. Đến khi chị bỏ về lúc nào không hay, th́ tôi đă đi quá xa. Trời tối, xóm nhà quê đường sá tối om om! Tôi lại sợ ma, không dám về v́ ngang am ngang miếu, đành phải đợi có chiếc xe đạp nào chạy hướng về nhà để tôi chạy theo. Càng chạy tôi càng nghe tiếng th́nh thịch sau lưng. Khi ngang qua am, ngang qua miếu, tôi cảm thấy lạnh sau gáy nổi da gà đầy người. Khi về đến nhà th́ lần này tôi không chạy đâu khỏi. Chị đón ở cửa quất cho mấy roi. Tôi không dám chạy, đứng yên cho chị Hai đánh. Sau cơn giận, chị kêu tôi lại lấy muối chà vào đít cho bớt lằn roi. Rơm rớm nước mắt, chị nói:

-  Lần sau không được chạy nghe chưa!

Tôi nghẹn ngào gật đầu.

Đó chị Hai tôi thương em nên cho roi cho vọt!

Sau này học hành đỗ đạt. Đi xa nhà, lâu lâu về quê thăm gia đ́nh. Chị Hai đổi cách xưng hô, gọi tôi là “Cậu Năm” thay v́ thằng Năm hay thằng Ḥa. Chị vẫn vậy, tác chị không già, nhưng có vẻ chậm chạp hơn xưa. Hai chị em ngồi kể chuyện xưa, chị nhắc tôi là đứa “nói nhây nhất nhà”. Muốn ǵ là xin cho bằng được. Tôi nhớ dạo đó chị bắt tôi làm xong công việc mới cho đi chơi. Tôi lằng nhằng:

-  Chị Hai! Nghe “Chai”! Tiếng “Chị Hai” cứ nghe như là “CHAI”.

Tôi càng nằn ń. Chốc chốc:  “Nghe CHAI”!, “Nghe CHAI”!  Chị bớt công việc khác nhẹ hơn, nhẹ hơn nữa.  Rốt cuộc như để thị oai, chị “phán”:

- Thôi! Lấy chổi lông gà quét bụi bộ ngựa gơ rồi đi đâu th́ đi!

Tôi chỉ mong có thế.  Phủi bụi sơ sơ, quay qua quay lại là tôi dông mất.   

Có lẽ tôi giống chị Hai ở chỗ mau nước mắt. Có người chế nhạo. Tôi không hề giận, mà ngầm cảm ơn tánh Trời ban dễ bộc lộ cảm xúc thay tiếng nói con tim, dù nay tóc đă bạc, tuổi đời đă cao. Hưởng lộc trời từng ngày, hạnh phúc được thức giấc lúc ban mai để thấy hừng đông, và ngắm hoàng hôn khi ánh chiều tà. Nước mắt vẫn chưa cạn. Cảm xúc vẫn c̣n. Con tim vẫn thổn thức theo từng nhịp đập trong lồng ngực. Bao nhiêu lần tiễn bè bạn lần cuối. Vào tuổi thất thập, bạn mới t́m không ra, mà bạn cũ như những giọt nước cuối cùng tí tách rơi. Gần đây, đang khi lo tang lễ cho thằng bạn thân th́ ban đêm điện thoại reo. Nh́n số đầu “011 84” tôi biết có điều ǵ bất thường. Bên kia đầu dây:

- Báo anh Năm hay chị Hai vừa mới mất! Giọng đứa em Út trong tiếng nghẹn ngào.

Trời ơi! Chuyện buồn sao cứ dồn dập. Cái chết sao đến quá dễ dàng như vậy. Một bên là bạn, một bên là chị của tôi!

                      ***

Chị Hai đă vĩnh viễn xa rời đàn em, để đoàn tụ cùng chồng chị và ba má!  

Con chim đầu đàn đă xoải cánh bay cao, cao măi về chốn hư không. Chị tôi mắc nợ đàn em và hy sinh quá nhiều, bây giờ đă trả xong và trở về nhà thơ thới. Chị đau không lâu, chỉ một tuần rồi mất. Cho đến khi các em khôn lớn, chị vẫn không đi xa căn nhà cũ. Chị cất nhà ngay bên kia đường đối diện với căn nhà năm xưa, nơi chất chứa bao nhiêu kỷ niệm thời thơ ấu. Gia đ́nh nghèo khó, nhưng giàu t́nh yêu thương. Cả nhà chúng tôi, cho đến giờ này tôn ti trật tự vẫn c̣n, đứa em không bao giờ dám căi lời anh chị. Đám tang của chị Hai được mấy em của chị và con cháu lo lắng chu toàn. Chỉ thiếu ḿnh tôi, đứa em được chị thương yêu nhất. Sau này chẳng mấy khi chị em gặp nhau. Nhưng mỗi lần gặp mặt chị thường dặn ḍ:

- Cậu Năm, xứ lạ quê người nhớ lo cho mợ Năm, gắng lo cho mấy cháu học hành thành tài. Đó là điều ba má mong mỏi. Cậu c̣n nhớ ba vẫn thường bảo “Con hơn cha là nhà có phước” không?

Tôi nghẹn ngào gật đầu. Chị Hai đưa chéo khăn đội đầu lên chậm mắt. Tôi khoác tay lên vai chị cảm nhận từng tiếng thút thít truyền sang. Hai chị em không nói ǵ thêm cho đến khi tôi từ giă lần chót cách nay gần mười năm. Sau này, mỗi lần gọi điện thoại thăm hỏi chị cũng khuyên bảo tôi y hệt, dù nhà tôi đă mất từ lâu. Sức khỏe chị ngày càng yếu, nhưng vẫn minh mẫn, hay nhắc đến tôi là “Thằng Năm lạc loài”. Tôi là đứa con, đứa em lưu lạc. Cái số xa nhà “con ngựa xổng chuồng khó cầm cương” như ba má tôi lúc sanh tiền vẫn thường nói. Ngày ba mất, tôi ở miền Trung, khi về đến nhà th́ áo quan đă đậy nắp. Ngày má mất, th́ tôi ở xa vạn dặm không kịp về. Và lần này chị Hai mất, tôi cũng xa vạn dặm, nhưng không thể về v́ giữ lời trăng trối lo tang lễ cho đứa bạn thân.

Có phải là cái số của tôi hay không???

Chỉ trong ṿng chưa đầy một năm. Tôi phải vĩnh biệt đứa con dâu, đứa bạn thân cùng khóa cùng lúc với người chị cột trụ gia đ́nh. Bao nhiêu thăng trầm cho một đời người. Bao nhiêu dự tính và ước nguyện cho tương lai. Nhưng không ai vượt qua phần số mà mỗi chúng ta được an bài. Cuộc sống con người có hợp rồi tan. Các tinh thể kết thành vật thể để rồi cuối cùng trở về nguyên trạng lúc ban đầu, theo chu tŕnh biến hóa. Đây là điều tôi tự an ủi đêm đêm khi nghĩ về kiếp người và cuộc sống cô đơn của ḿnh.

Tôi khóc để tiễn đưa chị Hai. Bao nhiêu kỷ niệm xa xưa hiện về mà từ lâu tưởng như ngủ yên trong tiềm thức. Bây giờ tôi đă già, nhưng vẫn bé thơ khi nghĩ về chị Hai. Khi c̣n sanh tiền, không mấy khi chị rời nơi chôn nhau cắt rún. Giờ đây đối với chị thời gian, không gian không là bức tường cách trở. Măi tít trên cao, nơi không biên giới, chị thấy cuộc đời con người, và thấy cả tấm ḷng của thằng Năm, thằng Ḥa, Cậu Năm, mà 83 năm qua chị đă gọi tên đứa em lưu lạc. T́nh thương chị Hai sánh tợ “Biển Thái B́nh dạt dào”. Những giọt nước mắt của chị long lanh như kim cương, khi chị em lâu ngày gặp nhỏ to tâm sự, vẫn in đậm trong ḷng tôi cho đến ngày nhắm mắt.

Vĩnh Biệt Chị Hai của thằng Năm, thằng Ḥa, hay cậu Năm... chị thích gọi là ǵ cũng được  “NGHE CHAI”!

Phạm Văn Ḥa