Thân Phận Con Trùn

                                                                        Phạm văn Ḥa

(Tạp Chí Xây Dựng – Năm Thứ 33 – Số 836 – Phát hành ngày 30-4-2016 tại HoustonTexas)

 

Con Trùn hay con Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta, trong ngành Annelida. Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt có nhiều mùn hữu cơ. Chúng có vai tṛ to lớn đối với ngành nông nghiệp do chúng làm đất tơi xốp và tăng độ ph́ nhiêu của đất. Giun đất c̣n là thức ăn cho gia súcgia cầm.Chúng thuộc loài động vật không xương sống (Trích Wikipedia).

Nói theo người miền Nam“con trùn” thay v́ “con giun đất” như người miền Bắc. Đă gọi là con trùn th́ làm ǵ có số phận!  Người bạn tôi ở Úc có nghề nuôi trùn.  Tôi không hỏi là để làm ǵ.  Nhưng khi vào Google t́m, th́ con trùn thật hữu ích cho cuộc sống chúng ta:  như làm đất xốp cho dễ hấp phụ oxy, để nuôi heo, nuôi cá, làm phân bón, decompose rác rưỡi hay nói cách khác là nuôi trùn để ăn rác cho khỏi hôi . . . và nhiều thứ khác mà con trùn giúp ích đời sống con người.

Thuở nhỏ ở miền quê, tôi thường đào đất t́m trùn để câu cá.  Khi mắc trùn vào lưỡi câu, cho đầu trùn dư ra ngoài để ngo ngoe, nhờ vậy khi thả xuống nước cá thấy động đến t́m mồi ăn câu. Tốt nhất và vào mùa mưa, đào trùn cắm câu, để qua đêm đến sáng sớm th́ thăm câu. Mỗi đêm cắm cả mấy chục cần, theo bờ ao, ngoài ruộng. Nhất là khi trời mưa lâm râm thế nào cũng có cả giỏ cá. Ấy vậy mà niềm vui và nếp sống hài ḥa của người dân miền đồng bằng Cữu Long nay không c̣n nữa. Thời chiến tranh cũng mất hết thú vui này v́ miền quê không được an ninh.  Nay ở xứ người th́ làm ǵ t́m được thú vui này. 

Hôm nay bỗng dưng tôi nghĩ đến bao nhiêu thứ liên hệ đến con trùn, từ đó kỷ niệm lúc ngày xưa hiện về. Và đêm qua không tài nào ngủ được ngon giấc. Ư nghĩ miên man như đoàn xe lữa nối đuôi các toa kỷ niệm choáng ngợp trong đầu. Chẳng phải tự dưng không duyên cớ, nhưng nguyên do là như vầy.  

Chiều qua đẹp trời sau mấy ngày Houston mưa , ngập lụt khu phía Bắc thành phố gần những con sông và những reservoir thiên nhiên. Khu nhà tôi vào phía Tây Nam thành phố tuy không sao, nhưng mấy ngày mưa gió liên tiếp làm cây cảnh và đồ đạt ngoài trời bị hất tung bừa băi, nên tôi ra tay dọn dẹp. Nền ximăng hâm hâm nóng khi trời chiều trong bầu không khí oi ả.  Tôi thấy con trùn đất to thoăn thoắt ḅ trên nền ximăng hướng về sân cỏ.  Bỗng dưng vặn ḿnh lăn quăn v́ sức nóng của nền ximăng, rồi lại ḅ trở ngược.  Tôi buộc miệng lẩm bẩm: 

“Kiểu này con trùn sẽ chết”.  Nhón tay bắt trùn bỏ vào sân đất.  Trong nháy mắt nó biến vào đám cỏ no nước. Xưa kia, tôi nghĩ ngay đến dùng con trùn làm mồi đi câu thay v́ cứu nó. C̣n nay tôi cảm thấy tội v́ liên tưởng đến số phận con người. Hơn bảy chục năm sống làm người, tôi đă thay đổi thật nhiều! Có phải v́ tuổi đời? Có phải v́ bối cảnh đang sống? Có phải v́ ưu tư về cuộc đời? Tất cả những câu hỏi đều đúng. Tôi như sinh vật đă biến thể, không phải như con sâu hóa bướm. Nhưng sự thay đổi vô h́nh sâu thẳm trong tiềm thức, qua bao thăng trầm đời ḿnh. Tôi không hề biết sinh vật này từ đâu đến, nhưng ít ra cũng cho nó cơ hội sống để rồi mai đây rữa nát hay làm mồi cho những sinh vật khác, ngơ hầu cân bằng cuộc sống được kết tạo. Cũng như lư do nào đứa trẻ miền quê lục tỉnh có mặt nơi này, và sống thêm được bao lâu để làm chứng nhân bao nhiêu thay đổi. Hơn nữa năm qua đứa con dâu mất, ít lâu sau thằng bạn thân qua đời, cũng cùng ngày chị tôi mất ở Việt Nam.  Nhà tôi nay không c̣n, mấy đứa con như đàn chim đủ lông đủ cánh bay khỏi tổ.  Và sáng nay tiễn biệt thêm người bạn cùng quê đột ngột qua đời.  Kiếp người, kiếp sống côn trùng hay sinh vật trên vũ trụ, nào ai biết việc ǵ sẽ xảy ra. Cũng như ngày 30 tháng 4 hơn bốn thập niên trước, quê hương tôi sang ngơ rẽ khắc nghiệt để rồi chúng tôi mỗi người mỗi ngă:  tù đày, ly hương!  Đó là lư do tôi có mặt tại miền đất này. Do sự nhiệm mầu nào đó gia đ́nh tôi đến bờ tự do. Cũng như con trùn kia được sống, được trở về môi trường quen thuộc nhờ vào mấy ngón tay nhăn nhúm mầu nhiệm này!   

Nhắc đến ngày 30-4 ư! 

Thấm thoát ngày ấy lại về. 

Cuộc vui chóng tàn, nhưng nỗi buồn th́ ray rứt khôn nguôi như vết thương nhói đau khi trở trời để nhắc nhở nó vẫn c̣n đó. Mỗi người một hoàn cảnh. Khi ra đi mái tóc c̣n đen, nay dáng xiêu lệch như chiếc bóng căng dài trên vùng đất lồi lơm khi chiều xuống.  Đứa con trai Út lúc đó mới được mấy tháng, nay hơn bốn mươi tuổi đời vừa có con song sanh.  Tôi bồng hai cháu gái, mỗi tay một đứa, nghĩ đến bà nội chúng không có dịp thấy đứa cháu gái đầu tiên trong gia đ́nh. Mầm sống mới bắt đầu, hạt mầm vươn thay cho những cây già cổ thụ.  Biết bao bạn cùng khóa, chiến hữu của tôi đă hy sinh trong cuộc chiến để ta được sống.  Một số hy sinh được người đời nhắc đến, vĩ đại như sao băng rời vũ trụ;  trong khi biết bao chiến hữu vô danh như con trùn đất không hề ai biết đến! Sao lại có sự khác biệt như đôi gánh bên đầu hai đ̣n cân, chẳng qua là sự đời luôn bất công, bất ổn. Cuộc sống bên kia thế giới sau sự chết chỉ là ảo ảnh mơ hồ.  Sẽ có người không đồng ư v́ không cùng quan niệm với tôn giáo mà họ đang theo.  Đứa bạn thân có lần khuyên tôi hăy sống thực tế với những điều mắt thấy, tai nghe.  Suy tư nhiều chỉ đày đọa tấm thân. Nay nó đă b́nh yên ra đi và nấm tro tàn được thả trong vùng vịnh Mexico xa quê nửa ṿng trái đất. C̣n tôi sáng nay sau khi đi đám tang người bạn, lái xe đưa thiền sư của tôi về chùa trụ tŕ phía Tây Bắc thành phố Houston. Trên đường về Thầy kể chuyện đời tôi nghe, “Sanh-Bệnh-Lăo-Tử” là quy luật của trời đất. “Sanh” là quá khứ làm sao bắt giữ được. “Tử” là tương lai mấy ai biết sẽ ra sao!  Sanh và Tử không ai có thể thay đổi được, nhưng Bệnh và Lăo  hai yếu tố chúng ta có thể thay đổi được bởi đó là hiện tại, chính đó là hạnh phúc nếu ta đừng đốt đuốc đi t́m bóng khi h́nh ngay trước mắt.  Thầy là người tôi kính mến v́ Thầy luôn luôn nhắc nhở hăy sống Thiện để đêm về giấc ngủ được b́nh an. Nghe giọng thầy đều đều êm như ru trên đường lái xe, cũng như lời tụng niệm thật thanh thoát ban sáng, cho tôi cảm giác được nhấc bổng qua câu kinh kệ thăng trầm.

Sáng nay tôi trở ra vườn sau, nền ximăng c̣n dấu ngoằn ngoèo của con trùn hôm trước. Mùi thoang thoảng của cụm hoa Yesterday-Today-Tomorrow, màu hoa tím pha hồng nhạt lẫn màu trắng, làm loại hoa này thật đặc biệt mà có lần tôi ví như quá khứ đời ḿnh bắt đầu tím, sang hồng phấn hiện tại, rồi tương lai màu hoa tang trắng. Cũng như lời Thầy vừa giảng cho tôi: hôm qua sanh, nay bệnh lăo, mai tử. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tôi nh́n sâu trong đám cỏ xanh um, như cố t́m con trùn được cứu tử, dù biết rằng sẽ không thấy nó. Vết của con trùn trên nền ximăng c̣n đó, nhưng mai này sẽ biến mất. Tôi chạnh nghĩ đến kiếp sống con người, nghĩ đến biến cố 30-4 đă thay đổi cuộc sống của hàng triệu dân Việt, dẫn đến cuộc di tản lớn trong lịch sữ nhân loại.  Cái ǵ làm con người sợ hăi sẽ không tồn tại. Chính thể phi nhân làm người dân lẩn tránh là đi ngược lại ước vọng của họ, chắc chắn sẽ không trường tồn.

Ánh sáng lung linh buổi b́nh minh vào Hạ thật dễ chịu nhất là sau mấy ngày mưa gió.  Mấy cây ổi xá-lị tôi mang về từ Cali năm ngoái c̣n nhỏ xíu, bây giờ cao hơn đầu người và đang có hoa.  Tôi thật vui nhớ lại cây ổi loại này oằn trái bên hè nhà khi c̣n bé. Tôi đă trồng được màu quê hương nơi mảnh vườn sau nhà, và có được chút hạnh phúc tưởng chừng đă mất sau ngày 30-4-75.

Cánh cửa nhà sau xịch mở.

Đứa con trai Út và con dâu mang hai đứa cháu gái song sinh sang thăm ông nội. Thấm thoát mà cháu tôi được ba tháng tuổi.  Trên bàn thờ bà nội mấy đứa cháu, khói hương nghi ngút.  Đứa con đă đốt nhang chào mẹ như tôi chỉ dạy mỗi khi đến thăm.  Ôm hai đứa cháu vào ḷng, nh́n lên bàn thờ xúc động chia sẻ hạnh phúc với nhà tôi.  Chạnh nghĩ đến thân phận ḿnh như thân phận con trùn đất nơi quê người.

-Ba không nghe con bấm chuông? 

Đứa con trai hỏi. Lúc nào cũng hỏi như vậy, mặc dù nó biết chắc câu trả lời:

-Tại ba điếc!

Phạm Văn Ḥa