Ngày Xưa Hoàng Thị
Hoàng Minh Thúy
Năm tàn, tháng tận. Khi xé tờ
lịch cuối cùng của một năm, tôi thấy ḷng
ḿnh sao buồn quá đổi. Nhất là mấy bữa
nay
Những lúc
tiết trời ủ ê như vậy, bạn đọc có
biết tôi mơ ǵ không? Nỗi mơ
ước này tôi thấy nó thật tầm thường. Nhưng lâu
rồi, mỗi năm tôi một nhớ, mà chưa thực
hiện được. Đó là được gặp bạn
đồng trường, cùng nhâm nhi cà phê,
kể chuyện xưa một thời áo trắng, hoặc
là bạn đi buôn - của một thời gian rất
khổ sau tháng Tư đen. Mỗi cái mốc thời gian đi
qua của đời người, đều để
lại nhiều kỷ niệm. Vui hay buồn, nó đều
đeo đẳng tâm tư ta trong suốt cuộc
đời. Mỗi khi cuối năm, lại
chổi dậy trong tâm tư thật sống động,
thôi thúc, nhất là những khi trời lạnh, mưa bay,
một ḿnh trong pḥng vắng.
Sáng nay,
thấy cháu nội, cháu ngoại đến trường,
tự dưng ḿnh lại nhớ thời đi học. Nhất là cái tuổi mười
bốn, mười lăm, ăn chưa no, lo chưa
tới.
Thường
th́ cuốc bộ đến trường. Tóc xỏa ngang vai, tay th́ xách
cặp. Thế nào cũng có trái xoài, trái cóc hay vài viên xí
muội nằm bên trong, hứa hẹn giây phút chia quà
rất hào hứng trong giờ ra chơi. Nhóm năm, nhóm ba, vừa
đi vừa tṛ chuyện với bạn, con
đường hai ba cây số, vậy mà thấy ngắn.
Khi tan lớp, thế nào cũng ghé quaxe chè đậu đỏ bánh
lọt, làm một ly rồi về. Cũng không dám la cà lâu,
về trễ quá đôi khi c̣n bị “ăn roi
mây” của cha mẹ. Hôm nào trời mưa, có dịp
tấp vô hiên nhà người, e ấp ôm cặp che ngực,
sợ đường cong con gái phô ra ngoài. Bên trong có thêm mấy anh nam
sinh trú mưa nữa, lại có dịp cho nhau tia nh́n bẻn lẻn. Áo dài
Việt
Các nam sinh lớp trên, lẽo đẽo theo chân cô bạn chung
trường, chỉ để nh́n mà chẳng có dịp nói
câu chào, v́ nón lá che nghiêng và cô cứ nhởn nhơ
cười nói cùng lũ bạn.
Một thoáng
đôi lần, thầy bệnh bất th́nh ĺnh, nghỉ
dạy. Được 2 tiếng
đồng hồ rong chơi, cả bọn kéo nhau vô chùa
nhởn nhơ nh́n ngắm. Có lần, rủ nhau vô nghĩa
địa nhà giàu Mạc Đĩnh Chi, xem ngôi mộ nào
đẹp! Có đứa c̣n rủ nhau cầu
cơ ngay trên mộ. Một
bà chị lớn tuổi, khi nghe chuyện đă rầy cô
em:
-Tụi bây đang tuổi lớn, vào
đó có ngày bị “bắt” đi th́ đừng có trách.
Theo bà chị, hồn ma thường hay
vẩn vơ đi chơi trong giờ đúng ngọ (12
giờ trưa), gặp cô nào hạp vía, xinh đẹp th́ “bắt” đi theo!
Thế là
cả bọn sợ quá, không dám rủ nhau làm chuyện
khờ dại như thế.
Dịp may như vậy, đi viếng
Chùa hoặc long nhong ở Sở Thú đều vui như
nhau. Mỗi nơi, đều đem lại cho đám
nữ sinh nhỏ, nhiều điều thích thú. Thế
là cả bọn cứ mong cho “thầy bị trúng gió”
để được thỏa thuê đi chơi một
cách hợp pháp (mà cha mẹ không biết).
Năm
mười sáu, mười bảy tuổi, cường
độ chiến tranh ngày một gia tăng, các nam sinh
lần lượt đi lính. Trên đài phát thanh Quân Đội luôn nghe
bài hát, có câu “đi quân dịch là thương ṇi giống”,
cho nên tuổi học tṛ bị ảnh hưởng rất
nhiều trong giai đoạn này.
Một cô bạn nhỏ, có người
anh là một Y-sĩ, làm việc tại Tổng Y Viện
Cộng Ḥa, có lẽ v́ vậy, nên cô rất rành
đường đi nước bước. Ngày
Thứ Bảy, Chủ Nhật, thay v́ rủ nhau đi xi nê,
cô ta dắt cả bầy đi chợ. Ngôi chợ rất nhỏ,
nằm sau lưng bệnh viện Cơ Đốc, Phú
Nhuận, sát nhà cô ta. Đám nữ sinh để dành
được chút tiền ăn quà, mua trái thơm,
cóc, ổi, xoài, xách đầy một giỏ. Về
nhà cô, cùng nhau cắt, gọt, xâm cây, xếp ngay ngắn,
ướp nước đá trong suốt đêm Thứ
Bảy. Sáng Chủ Nhật, cả bọn kéo
nhau lên bệnh viện Cộng Ḥa. Ở đây, các cô túa ra,
tặng quà, viết thư ǵum cho anh bị thương
ở mặt, cắt móng chân cho mấy anh bị băng
tay. Sinh hoạt rất vui, đem lại nụ
cười rạng rỡ cho vợ, mẹ của
nhiều thương binh. Thời
gian đó, các bà Tổng Thống, Thủ Tướng
cũng ra vô bệnh viện này thường xuyên. Mấy bà tặng khăn
lông, bàn chải đánh răng, dầu gió...C̣n đám nữ
sinh này chỉ có chút ḷng, chút quà mọn, nhưng chắc làm
mấy anh vui hơn, v́ tiếng nói, tiếng cười
ngây thơ. Khi các tà áo dài trắng quay lưng, c̣n thấy
nụ cười buồn và ánh mắt luyến tiếc
của người chiến sĩ. Có anh nói rằng:
-Cả tuần lễ trôi qua rất lâu,
mà sao ngày Chủ Nhật các cô đến, thời gian đi
mau quá!
Thời gian này, chuyện tử sinh
xảy ra như cơm bữa, nào là giật ḿn, đắp
mô, pháo kích, mà chánh phủ th́ cứ bị biểu t́nh
chống đối liên miên, cho nên cha mẹ có đôi
phần dễ dăi.
Thuở tôi
mới lên bảy tám tuổi, tôi thấy các phụ huynh khó
khăn rất nhiều trong việc dưỡng dạy con
cái, nhất là con gái. Tôi thấy chị hàng xóm, khoảng 17
tuổi, cho anh chàng lối xóm mượn xe đạp đi thi, v́ xe
đạp anh bị x́ lốp. Có vậy thôi, mà ông bố
bắt nằm trên phản gỗ, đánh cho mười roi
không được nhúc nhích, về tội “cho trai
mượn xe” mà không hỏi ư gia
đ́nh!!
Sau khi chị bị đ̣n, tôi sang nhà, vào
pḥng xoa dầu cho chị, mà nước mắt cứ
rơi. Về sau, chị đi lấy chồng, tôi không
biết chị có được hạnh phúc, hay phải
lập gia đ́nh v́ lệnh của ông bố?
Thật là
tội nghiệp cho thân phận làm con gái Việt
Đám nữ sinh làm công tác “thăm viếng
thương binh” một thời gian rất dài, sau khi Thanh
Cần lên Đà Lạt học, th́ không c̣n ai thúc hối và hướng
dẫn nữa. Mấy đứa lần
lượt lên lớp, học thi, học thêm, nên chẳng
có th́ giờ làm công việc đầy t́nh hậu
phương này. Lúc
sau, có đứa rủ nhau đến số 38
đường Tú Xương là trung tâm Caritas, nơi có
mấy bà Sơ trẻ, mặc áo ḍng màu Xanh, chuyên nuôi con nít
bị bỏ rơi, què quặt. Con đường này
rất đẹp, toàn khu biệt thự, đi trong bóng mát
thấy ḷng thênh thang. Đôi khi c̣n vừa đi, vừa
nhảy cà tưng nữa!
Thế là cả bọn thay phiên tắm
rửa, cắt tóc, cắt móng tay, đút cho bé ăn,
ẵm bồng, giúp các Sơ một tay. Công
việc chẳng kéo dài được bao lâu, đứa
đi lấy chồng, đứa về quê nhà v́ cha
chết, mẹ yếu, cần sự cậy nhờ. Rồi đến thời
chiến tranh tràn ngập quê hương, của năm
cuối thập niên 1963, thanh niên đến tuổi lần
lượt nhập ngũ. Anh chàng nào thuộc
dạng “con ông, cháu cha” được gởi đi
“du học” nước ngoài để tránh tuổi đôn
quân, mặc dù không có học tŕnh xuất sắc. Nhiều
mối t́nh vừa chớm nở, đành đứt
đoạn, ly tan. Người
lên đường nhập ngũ, đời sống
lang bạt, lấy đâu làm điểm tựa để
nghĩ đến chuyện hôn nhân. Theo lệnh gia đ́nh,
cô con gái đôi khi phải ôm cầm sang sông, không thể
chờ đợi ngày chàng làm xong nhiệm vụ. Rồi
Thu qua, Hè đến, quay đi ngoảnh lại th́ ai
nấy đều có hai màu tóc. Thỉnh thoảng trong
đời, đôi lần t́nh cờ gặp nhau, th́ cũng
giống như lời thơ của cụ Phan Khôi: 24 năm sau t́nh cờ
gặp nơi đất khách. Đôi cái đầu đều
bạc. Nếu
chẳng quen lưng, đố nh́n nhau ra đặng. Ôn
chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi. Con mắt c̣n có đuôi!”
Mấy chục năm rồi, bài thơ
rất cũ, vậy mà đọc tới, đọc lui
thấy thắm thía quá đổi! Rồi th́ cũng xong
một đời!. Mỗi người nay đă
có bổn phận của ḿnh! Buồn hay vui đều
từ trong tâm mà ra. Đau khổ hay hạnh phúc do bề
trên đă định, v́ đó là định số của
cuộc đời!
* * *
Tôi
được cắt nhau ở nhà thương Từ
Dũ, thủ đô
Chiều mưa mỗi
năm trong những ngày lưu lạc xứ người,
tôi c̣n để trí nhớ trôi về ngồi cao ốc 85
đường Lê văn Duyệt,
Lúc đó,
đám đồng sự vừa tṛn 20 tuổi. Có
người vừa đi làm, vừa đi học.Có anh
chị đang học các đại học buổi tối. Có người th́ theo học các khóa tu nghiệp
của cơ quan USAID tổ chức (trường nằm
trên đường Sương Nguyệt Ánh). Nhân
viên được học miễn phí, lănh lương
như đi làm. Anh
văn, lưu trữ hồ sơ, đánh máy, tốc kư...
môn ǵ cũng có, miễn là “xếp” ở trên kư giấy, xác
định v́ “nhu cầu của chức vụ”.
Chúng tôi làm việc trên cao ốc số 85
Lê văn Duyệt. Nơi đây có hằng trăm nhân viên
Việt Mỹ, băi đậu xe riêng biệt, có người
canh gác. Ra vào rất khó khăn. Phụ
nữ đi làm phải mặc áo dài hoặc áo đầm,
không được mặc quần tây, ngoại trừ có
giấy chứng nhận bị tàn tật ǵ đó.
Chúng tôi làm việc từ 8 giờ sáng
đến 6 giờ chiều, không kể 15 phút
được thay phiên nhau đi
ăn sáng.
Giờ
nghỉ trưa từ 12 giờ đến 2 giờ. Năm thiếu nữ sàn tuổi nhau, chung một pḥng (Hành Chánh), nên
gọi nhau bằng tên hoặc ... mày, tao! Đang tuổi ăn diện,
nên chúng tôi có quá nhiều đề tài để nói. Cơ
quan USAID I này cách chợ Bến Thành không xa, nên sau khi ăn trưa, nhiều cô đi
dạo. Cô th́ đi xem bói, cô th́ rủ nhau vào công viên Tao
Đàn xem hoa nở. Vườn Tao Đàn khi xưa
gọi là vườn Bờ-rô, lớn và rộng mênh mông,
nơi có các cặp t́nh nhân ḥ hẹn, nơi có những
người thợ chụp ảnh dạo, hành nghề nhàn
nhă. Nhờ ba tôi lưu giữ trong Album
gia đ́nh, nên chị em tôi vẫn c̣n nhiều h́nh ảnh
lúc hai, ba tuổi chụp trong khu vườn xinh đẹp
này.
Mỗi khi được nghỉ
giải lao, tôi thường phóng tầm mắt
sang vườn Tao Đàn, nhớ về tuổi thơ
của ḿnh.
Hôm nào
-Cô đánh thư ǵ mà không phải là tiếng
Anh?
Tôi chỉ
mở to đôi mắt (bồ câu?) nh́n ông xếp già đang
hạ mắt kiếng xuống, mà không biết trả
lời ra sao? Cũng
may, có Tâm, ngồi bàn sát bên, đỡ lời:
-Con tôi đau, phải viết thư cho trường xin nghỉ
học, tôi không biết đánh máy, nên nhờ cô ta!
Ông xếp
đẩy gọng kiếng lên, cười nhẹ rồi
phục phịch quay lưng vô pḥng.
Chúng tôi có một thời gian làm việc
vui và rất thoải mái, v́ lương cao và v́
được đi học do cơ quan tài trợ.
Ngay sau lưng
khu cao ốc này, có một biệt thự rộng,
đẹp, với các cây hoa sứ bao quanh. Chủ nhà mở quán bán (ng̣ai sân) thức ăn Việt Nam cho nhân viên USAID, v́
đâu có ai biết quán mà vào, bởi con đường này
nhỏ, cụt. Ngồi ăn cơm trưa nghe chim hót,
giữa bóng râm của của cây kiểng, tṛ chuyện rôm
rả, khoe áo đẹp, giày mới, quên đi tiếng
đại bác vọng về thành phố, thấy cuộc
đời sao mà dễ thương quá. Mấy năm sau, có
đứa xin được học bổng Mỹ du, có
đứatheo chồng
đổi đi xa, có đứa lấy chồng ngoại
quốc và cũng có đứa ở vậy cho tới lúc
chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa tan hàng. Cô bạn này
chọn đời sống độc thân v́ bà ngoại
liệt, mẹ bị chứng đau tim nặng, một ḿnh cô
gồng gánh gia đ́nh. Nghe nói sau năm 1975, cha cô tập
kết từ Bắc về, làm Phường trưởng
ngay khu nhà cô ở, nhưng cô nhất quyết không nhận
ông, dù gia cảnh rất khổ!
Đến thăm Kim Dung sau năm 1975,
thấy cảnh nhà quá neo đơn, chỉ 3 người
đàn bà quanh quẩn ra vào, v́ sau khi được lănh tháng
lương cuối cùng cộng thêm tiền bồi
thường (v́ cơ quan đóng cửa), cô mua căn nhà
khá lớn nằm gần chợ Bà Chiểu, mục đích
mở một gian hàng ngoài chợ.
Nghe nói rằng, một số đông nhân
viên USAID đi thoát năm 1975, đều tập trung ở
vùng
Số ở
lại, có người phải đi học tập cải
tạo rất cơ cực, v́ bị phường xóm
tố cáo là “nhân viên CIA” (T́nh báo Hoa Kỳ).
Những
người bạn xưa không biết lưu lạc
về đâu, sau cuộc đổi đời 30 tháng
Tư?
* * *
Nếu cho tôi đựơc trở
lại trên gịng đời xưa cũ, tôi chọn
khoảng tuổi 14 cho đến 17, để cùng bạn tung tăng đến
trường. Trường Lê Bá Cang, trường Nguyễn
Khuyến, trường Nguyễn Bá Ṭng, trường Lê
Bảo Tịnh...
Lúc c̣n học tiểu học, nhà ở
khu Bàn Cờ, chờ mưa tới là đi mướn xe đạp, rồi đua xe
trong mưa! Hoặc chen nhau đứng dưới
các máng xối, để tắm mưa mà chẳng quan
ngại đến người qua
đường.
Sáng đi
học, trên con đường Cao Thắng, khúc giữa
của đường Phan Đ́nh Phùng, dẫn tới rạp
Đại Đồng, có nhiều biệt thự rất
lớn, kín cổng, cao tường. Đám học tṛ con gái, lẫn con trai,
thường cơng nhau lên, dùng thước kẻ
để... bấm nút chuông điện! Có lần bị
người làm của họ, chực sẵn sau cổng,
xách chổi lông gà, rượt chạy có cờ..
Lớn lên một chút, không c̣n nhảy
dây, chơi ḷ c̣, cút bắt, đua xe đạp trong mưa, mà là
thời hoa bướm. Đứa nào cũng nắn nót
viết Lưu Bút trao nhau ngày tan trường, hoặc rón
rén leo lên
bục cao, hát bài “Hè Về”, để tặng cho bạn
trong dịp văn nghệ cuối năm.
Tôi vẫn yêu quá, cái thời vừa lên
Trung Học, cuối tuần đi tập vơ Judo, té lên, té
xuống, sưng cả đầu gối, thay v́ đi
học nhạc.
Tôi vẫn yêu
Tôi vẫn nhớ tiệm chụp h́nh
trên đường Lê văn Duyệt, có chưng bày bức ảnh bán thân lúc
tôi 16 tuổi. Bức ảnh ấy, sau cuộc chạy
loạn từ Nha Trang về (tháng 3, 1975) bằng phi cơ
trực thăng, tôi đă không đem theo được bất
cứ cái ǵ, ngoài 2 đứa con thơ và l chai sữa!
Bây giờ, tới tuổi hoàng hôn bóng
xế, cứ ngồi nhớ măi khuôn mặt từng
người bạn, từng kỷ niệm, nhất là
những dịp cuối năm, tham dự các tiệc đồng
hương, đồng trường, nghe các anh, các chị
gọi nhau hai tiếng “mày, tao”. Nghe sao mà thân
thương và hạnh phúc quá chừng..
Thân mến chúc quí đọc giả, thân
hữu, mùa Giáng Sinh an b́nh và có sự đoàn tụ trong mái
ấm của kỷ niệm./.
Hoàng Minh Thúy
(tháng 12, 2008)