Điều Ước Giáng Sinh

                                                                                      Phạm Văn Ḥa

(Tạp Chí Xây Dựng - năm thứ 34 – Số 853 - phát hành ngày 24-12-2016 tại HoustonTexas)

 

Hôm nay Chủ nhật 18 tháng 12, trời thật lạnh dù mùa Đông chưa bắt đầu. 

Theo niên lịch th́ mùa Đông ở Houston bắt đầu vào ngày Thứ tư, 21 tháng 12, 2016 và chấm dứt vào ngày Thứ hai, 20 tháng 3, 2017.

Nam ngồi co ro trong nhà t́m chút hơi ấm, v́ cả buổi chiều lo che mấy cây ăn trái và cảnh sau vườn.  Trời lạnh cóng tay, gió nhiều cảm thấy lạnh thấu xương.  Nam thấm thía câu lạnh-thấu-xương từ ngày chân ướt chân ráo sống ở vùng núi Virginia gần biên giới West Virginia.  Thuở ấy không có bao nhiêu người Việt, càng hiếm hoi hơn ở vùng hẻo lánh Harrisonburg này.  Lạnh-thấu-xương khi ngồi trong chiếc xe Studebaker cũ vào mùa Đông trên vùng núi, của một người trong họ đạo nhà thờ cho, để chờ lớp học kế tiếp.  Bụng đói càng làm cơn lạnh khắc nghiệt hơn, cơ thể tê cóng, nước mũi không kềm được có vị mặn.  Nam không biết ḿnh khóc tự lúc nào.  Nhớ lại, cuộc đời thật nhiều thay đổi từ khi rời quê hương.  Nam đă làm lại từ đầu với hai-mươi dollars của người bạn cho trước khi rời đảo ở Mă lai trên đường tỵ nạn.  Bao nhiêu thăng trầm, buồn vui, cho đến hôm nay chỉ c̣n Nam trơ trọi trong căn nhà trống vắng.  Thời gian đă đưa Nam đi từ hai đầu-quang-gánh đời người.  Hai thái cực cho một cuộc sống đánh đổi hơn bốn mươi năm. Nhớ lại khi c̣n nhỏ, Nam mong được đùa nghịch với mớ bông tuyết trắng trời ban ở vùng đất xa lạ.  Nay Nam được sống như mơ ước dù trong nghịch cảnh.  Qua bao mùa Giáng Sinh nơi quê người, nay chợt tỉnh th́ thân bằng quyến thuộc xa lắc xa lơ, cha mẹ đă ra đi, anh chị em và gia đ́nh mỗi người một nơi kẻ c̣n người mất. 

Hơi máy sưởi phà xuống từ trần nhà làm Nam cảm thấy dễ chịu. Mùa Giáng sinh nữa gần kề, có mà không vui.  Ba ngày Xuân lại sẽ về ở quê nhà nhưng chưa một lần về thăm. 

*

**

Mặc dù trời trở lạnh, hôm nào anh cũng đến ngồi nơi hành lang trong khu thương mại sầm uất.  Đầu đội nón vành rộng, đeo cặp kính đen ngoại khổ, mặc áo khoác mấy lớp, bên ngoài phủ thêm áo lạnh, chân mang đôi giày mùa đông của người bạn bên Úc gởi cho cách nay mấy năm.  Anh rời nhà từ sớm sau khi uống ly cà phê đầu ngày và chén cereal, và trở về khi mặt trời xuống thấp.  Thấm thoát anh đă đi đi về về được cả tuần và hôm nay là ngày cuối cùng.  Trời mùa Đông ngày xuống nhanh, đêm lạnh ùa về.  Tiếng khóa khua lách cách.  Bước vào căn nhà trống vắng, chỉnh nhiệt độ máy sưởi, máng nón vào móc đinh trên tường, trút bỏ lớp quần áo dầy cộm mùa đông.  Anh cảm thấy nhẹ nhơm sau khi ở pḥng tắm ra.  Ngồi vào bàn, anh lục lọi các túi áo và cái túi xách nhỏ mang theo, đếm bạc cắc, tiền giấy, coupon . . . số tiền khá lớn so với những ngày qua.  Anh gặp đủ hạng người già trẻ trong cộng đồng mà anh đang sinh sống.  Có những người quen biết nh́n anh có vẻ ngờ ngợ, nhưng quay đi v́ họ không nghĩ đó là anh.  Có những người dáng vấp chất phác, có những người cao niên mà anh nghĩ một thời cũng là lính như anh.  Có những người trẻ, những trẻ nhỏ chưa biết chiến tranh đă xảy ra trên quê hương họ đă gây biết bao đau thương tang tóc.  Có những người ăn mặc thật sang trọng và những người dáng vẻ lam lũ.  Một tuần qua anh đă học được bài học không có trong sách vở hay kinh nghiệm cả đời,  đó là ḷng từ tâm không thể đánh giá bằng cách phục sức hay địa vị.  Cách cho tiền, mà người bản xứ gọi là donation nghe nhẹ nhàng hơn, nói lên được phần nào tấm ḷng của họ.  Cũng như anh từng đoán tâm tánh con người qua cách “đi tiền”, “nặn bài” từng người trong canh bạc.  Hôm nay mục đích của anh đă đạt, và sau bảy ngày, anh kiếm được số tiền cho của “bá tánh”, mà anh tự nguyện sẽ chung thêm tương đương với tiền già của anh.  Số tiền này sẽ gởi tặng cho anh em thương phế binh và các chị quả phụ bạn cùng khóa nơi quê nhà; ước nguyện mà anh giữ kín từ lâu.  Anh lái xe đi măi mà không t́m được chỗ gởi tiền.  Lạc trong rừng người bận rộn mua bán vào những ngày Giáng sinh. Xe bóp kèn inh ỏi.  Họ mở cửa kiếng xe chỉ trỏ la ó. 

Đầu óc nặng chịch không biết lạc nơi đâu. 

Mệt mỏi!  Muốn nói mà ú ớ không nên lời . . . 

*

**

Có tiếng chuông cửa,  Nam giật ḿnh tỉnh giấc. 

Th́ ra “Người Hành Khất” chỉ là một giấc mơ!  

Anh thở phào nhẹ nhơm, thầm cảm ơn tiếng chuông giúp anh thoát t́nh trạng hỗn loạn hoang mang.  Vội ra mở cửa.  Cô bạn với nụ cười tươi đến thăm, tay mang  bọc plastic đi chợ nặng trĩu.  Trời tối hẳn dù mới hơn sáu giờ.  Đèn đường trước nhà vàng vọt.  Bên kia đường, căn nhà đối diện treo đèn Giáng Sinh nhấp nhánh lập loè đủ màu.  Hang đá và h́nh chúa hài đồng thiết trí trên băi cỏ sân trước kể lại lịch sử ngày Chúa sinh ra đời cách nay hai-ngàn-mười-sáu năm. 

Đèn nhà bếp được bật sáng.  Nam nghe tiếng khua động quen thuộc thiếu vắng từ lâu.  Mùi thơm của gạo nấu chín pha lẫn mùi thức ăn nóng bốc khói từ bếp làm Nam cảm thấy ấm áp.  Thứ hơi ấm phát xuất từ tim lấn át cái lạnh bên ngoài tê cóng.  Th́ ra Nam đă chợp mắt được hơn nửa giờ qua.  Có giấc mơ khi tỉnh c̣n tiếc nuối.  Ngược lại, có giấc mơ mừng khi được bừng tỉnh dậy.  Riêng giấc mơ người-hành-khất là điều Nam mơ ước từ lâu, nhưng chưa đủ can đảm để thực hiện, chỉ chực dấy lên vào những dịp Giáng sinh về. 

Trước đây, Nam vẫn thường tham dự tiệc Giáng Sinh và Count down mừng năm mới; nhưng sau khi tiệc tàn anh cảm thấy buồn thêm, khi nh́n một số người phô trương “tŕnh diễn”; tương phản h́nh ảnh người lính-già, qua ánh mắt hom hem Nam đọc được sự bao dung, chịu đựng của người đă từng khổ công chiến đấu cho sự trường tồn Quốc Gia Dân Tộc, và họ có thể vốc từng đồng bạc cắc tiền an sinh xă hội để giúp người cùng khổ như trong giấc mơ.  Nhờ vậy những người thương phế binh, những cô nhi quả phụ cần sự giúp đỡ không bao giờ bị bỏ quên.  Trong khi thời thế nẩy sinh lớp người mới chưa hề một ngày hy sinh cho dân tộc, mơ hồ về lịch sử quê hương, và quên bẳng lư do mà họ, hay cha mẹ họ có mặt nơi này. Nam nghi ngờ cả việc phát động quyên góp cứu trợ vào những dịp Giáng Sinh, và tự hỏi bao nhiêu cắc của một đồng thực sự đến tay người cần được giúp đỡ!  Trong khi cộng đồng anh đang sống trở nên phân hóa - độc diễn - thoái hóa, thay v́ đoàn kết - tiến bộ như lớp người lớn tuổi đă có lúc mong mỏi kỳ vọng ở lớp người trẻ.

Nam lơ mơ bắt quàng ư này sang chuyện khác.  Có những câu chuyện, không bao giờ già không bao giờ chết như những người chiến sĩ VNCH đă đi vào huyền thoại.  Nhân mùa Giáng sinh, xin mượn hai câu chuyện của văn hào người Hoa Kỳ O. Henry   Hans Christian Anderson người Dan Mạch để kết thúc bài viết này để cảm thấy ngoài cuộc sống vật chất phù du c̣n một thứ khác vĩnh cửu:  T̀NH YÊU & ƯỚC VỌNG dù mong manh như giấc mơ “Người Hành Khất”.

Bụng đói cồn cào, Nam ngồi vào bàn cùng cô bạn dùng buổi cơm tối nóng hổi pha mùi thơm cơm gạo, thưởng thức hương vị ngọt ngào của Điều Ước Mùa Giáng Sinh . . .    

*

**

1. The Gift of the Magi – O. Henry

(Source Wikipedia, tác giả lược thuật)

(Món Quà Của Magi - Tựa truyện của chuyện t́nh đẹp mượn từ huyền thoại về món quà của người tên Magi, mang vàng, nhũ hương và mộc dược để mừng Chúa Giêsu giáng sinh).

Một trong những truyện được nhiều người biết đó là “The Gift Of Magi” (Món quà của Magi) của văn hào O . Henry.  Kể rằng cặp vợ chồng trẻ nghèo muốn tặng món quà Giáng Sinh mà người yêu hằng mơ ước.  Nàng đă cắt mái tóc thật đẹp vào những giờ cuối của buổi chiều trước đêm Giáng Sinh, để mua sợi dây đeo đồng hồ quả lắc bằng bạc tặng chồng, v́ từ lâu anh không đủ tiền để mua.  Khi đi làm về, người chồng vô cùng ngạc nhiên khi nh́n mái tóc ngắn ngủn của vợ mà anh thường vuốt trong những khi âu yếm.  Anh yêu mái tóc ấy vô cùng.  Anh càng buồn hơn v́ đă bán chiếc đồng hồ quả lắc gia bảo, để mua chiếc lược trâm đồi mồi mà nàng trầm trồ mỗi khi đi qua tủ trưng bày làm quà Giáng Sinh.  Tiếc thay, Giáng Sinh này nàng không có tóc để chải lược, và chàng không c̣n đồng hồ quả lắc để đeo sợi dây mà nàng đánh đổi bằng mái tóc mượt mà yêu quư.  T́nh yêu đẹp quá!  Món quà Giáng Sinh vô giá!   

 

2. The Little Match Girl – Hans Christian Anderson

(Source Wikipedia, tác giả lược thuật)

(Cô Bé Bán Diêm Quẹt)

Truyện viết về cô bé bán diêm quẹt trong đêm Giáng Sinh.  Cô bé đi cả ngày không bán được que diêm nào và sợ trở về nhà bị quỡ mắng.  Đêm xuống dần, đôi chân cô bé lạnh cóng v́ đôi giày quá khổ cô mang đă mất trong tuyết lạnh mà cô không hề hay biết, v́ chân tê cóng không c̣n cảm giác.  Cô bé lê bước đến bực thềm bên ngoài căn nhà sáng choang hoa đèn.  Thức ăn bày la liệt, thơm ngát và con gà tây thật hấp dẫn c̣n nguyên trên bàn.  Cô quẹt diêm để t́m chút hơi ấm.  Cô tiếp tục quẹt diêm hơ tay chân để cảm thấy ấm áp hơn.  Mắt mờ dần v́ đói.  Que diêm tiếp tục được quẹt.  Ánh sáng lóe.  Cô bé thấy con gà tây tuột xuống khỏi bàn đi đến chỗ cô ngồi và biến mất khi que diêm tắt.  Cô bé quẹt que diêm kế tiếp, thấy ḿnh ngồi bên cây Giáng Sinh tuyệt vời nhất, đèn nhấp nhánh tận thiên đàng, rồi một ngôi sao băng tạo thành vệt sáng.  Cô bé thốt lên “Một người vừa mất”.  Cô lại nghĩ đến bà của cô, v́ bà là người thương cô nhất nhưng đă qua đời.  Trong ánh sáng của que diêm, cô bé thấy bà ẩn hiện, gương mặt nhân từ dang tay truyền cô hơi ấm.  Cô bé tiếp tục đánh diêm v́ sợ khi ánh sáng tắt bà sẽ không c̣n bên cô.  Các que diêm c̣n sót lóe sáng đem cho cô hạnh phúc mà từ lâu bị mất.  Và que diêm cuối cùng được lóe sáng cũng là lúc bà dắt tay cô, bay cao, cao măi theo ánh sáng hoa đăng về nơi không lạnh, không đói, không ưu phiền . . . cô bé đă về với Chúa. 

Phạm văn Ḥa,

Giáng Sinh 2016