Sắc Cờ Trên Áo

                                                                           Phạm Lâm Viên

(Tạp chí Xây Dựng – Năm thứ 34 – Số 861 – phát hành ngày 15-4-2017 tại HoustonTexas)

 

Nằm liệt mấy hôm, tay chân tôi ră rời v́ bệnh cũng có mà v́ thời tiết thay đổi cũng có.  Sáng nay bác sĩ cho biết không có ǵ đáng lo, không phải mắc bệnh cúm, không bị viêm phổi th́ chỉ vài ngày là khỏi.  Rời văn pḥng bác sĩ, tôi cảm thấy nhẹ nhơm v́ không c̣n phải lo những ǵ tôi đang lo, và quyết định đến gym dù vẫn ho sù sụ.  Vừa đẩy cửa, cảm thấy như có người đang nh́n ḿnh ở cửa ra vào bên kia.  Quay sang bắt gặp hai khuôn mặt Á đông c̣n trẻ nh́n tôi với ánh mắt thiện cảm và nụ cười thật tươi:

-  Are you Vietnamese, Sir!  Cậu trai vừa nói vừa chỉ vào áo T shirt tôi đang mặc.

Tôi cười, gật đầu:

-  Yes, I am!  And you?

-  Dạ bác cháu Việt Nam, và đây là vợ cháu.

-  Hai cháu c̣n trẻ, biết h́nh này là cờ Việt Nam, quư lắm!

Cả hai cười đáp lễ.

Tôi bước trở ra ngoài để tránh lối ra vào hầu dễ tiếp chuyện với hai cháu cùng quê hương.  Trời thật đẹp của buổi sáng đầu Xuân.  Làn gió thoảng mát.  Chúng tôi trao đổi ngắn gọn xă giao về gia cảnh.  Nhơn, cậu trai vừa gặp, sanh năm 75 lúc quê hương mất vào tay CS, theo cha sang Hoa Kỳ diện HO7.  Ba cậu sanh năm 1944 và xuất thân trường Vơ Bị Đà Lạt! Chúng tôi trao đổi điện thoại trước khi bắt tay thật chặt lúc chia tay. Nh́n dáng cậu và cô vợ thoăn thoắt trên lối đi ngập nắng ban mai, nhỏ dần cho đến khi khuất sau bức tường cao ốc.  Tôi cảm thấy tay chân bớt ê ẩm, đầu nhẹ nhàng hơn, lồng ngực như vừa nhấc khỏi khối đá ngàn cân.  Nh́n lên, trời thật cao vài áng mây lơ lửng.  Tôi hít đầy buồng phổi luồng khí trong lành và quay trở vào pḥng gym.  Nhơn nhỏ hơn tuổi đứa con trai Út của tôi, rất lễ phép và nói tiếng Việt rất sơi.  Cô vợ Nhơn là mẫu người phụ nữ Việt nam, chỉ cười và không nói ǵ trong suốt cuộc gặp mặt tuy ngắn ngủi nhưng ấm t́nh người Việt tha hương.

Lá cờ-vàng-ba-sọc-đỏ trên áo tôi đang mặc với hàng chữ “HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM - TEXAS A&M UNIVERSITY - 1993 - 1994” là “cái duyên” để tôi được quen người bạn trẻ.  T shirt này của con tôi cho, là áo tôi thích nhất.  Chiếc áo mặc bền như lá cờ in trên nó.  Chiếc áo có 24 tuổi đời và lá cờ trên áo là dấu ấn của quê hương Việt Nam có ngàn năm lịch sữ.  Chiếc áo giữ cho cơ thể tôi được ấm khi mùa Đông về, được mát khi Hè đến, và Sắc-Cờ-Trên-Áo cho tôi niềm hănh diện khi ra phố.  Và hôm nay nhờ nó mà tôi được biết thêm người bạn trẻ lớp tuổi con tôi, có cha là bạn đồng môn Vơ Bị Đà Lạt.  Tôi sẽ t́m hiểu về ba của người bạn trẻ sau này nếu có dịp.  C̣n giờ đây, tôi tận hưởng niềm vui nho nhỏ, để có thêm chút nghị lực cho một ngày mới, và kư ức tôi được giàu kỷ niệm tích lũy cùng năm tháng. 

Lá Cờ-Vàng-Ba-Sọc-Đỏ đang phất phới trong cộng đồng VN, tung bay trong ngày lễ hội, hiên ngang tại các trường học, các nơi công cộng là niềm vui; và càng hănh diện hơn khi có người biết ḿnh là người Việt Nam, như hai cháu hậu duệ vừa gặp.  Bao nhiêu công sức của cha ông, của chiến sĩ VNCH, hy sinh xương máu và nước mắt để bảo vệ lá cờ mà tôi đang có trên áo.  Nơi xứ người, là những người Việt Nam tỵ nạn chính trị đă bỏ thật nhiều công khó để thay đổi thiên kiến của người dân bản xứ và cộng đồng bạn; từ nghi kỵ đến yêu thương, từ xa cách đến hợp tác.  Một bước thật dài để thay đổi thành kiến của một dân tộc đối với người Việt chúng ta, há chẳng là niềm hănh diện sao!  Con cháu chúng ta ở hải ngoại đă đóng góp rất nhiều trong tiến tŕnh này, hội nhập vào ḍng-chính trong xă hội mới, từ trong học đường đến chánh trị và các lănh vực khác ngoài xă hội.  Đó là niềm hănh diện mà lớp cha ông không mong ǵ hơn.  

*

**

Buổi chiều chầm chậm xuống trên đại dương.  Chiếc Carnival Breeze từ từ rời bến Freeport trên đường đến Nassau, Bahamas.  Mấy ḥn đảo nhỏ xíu trong đại dương mênh mông cho tôi cảm giác nhỏ bé hơn trong kiếp sống con người.  Tiếng nhạc trong tàu vang vang âm giai âm sắc người dân vùng Caribbean.  Ngoài khơi, các con tàu chở dầu, các xà-lan đầy ắp conex được tàu kéo lặng lẽ di chuyển trong buổi chiều im sóng.  Con tàu chở du khách xa dần vùng đất xa lạ, bỏ lại người thổ dân quanh năm sống nhờ du khách thập phương.  Xuyên qua tầng mây chiều, vầng thái dương để lại một vũng ánh sáng vàng nơi chân trời như ánh đèn chiếu trên sân khấu, nhỏ dần, nhỏ dần . . ch́m vào ḷng đại dương.  Khối ánh sáng của thái dương hệ giúp cuộc sống trên trái đất có sức sống, để nền văn minh nhân loại nhờ đó tồn tại và phát triển. 

Chúng tôi ngồi im chiêm ngưỡng nét đẹp thiên nhiên.  Chân trời đổi màu trong khoảnh khắc.  Bóng đêm bao trùm, quanh đây chỉ c̣n tiếng gió ŕ rào cùng tiếng tàu lướt sóng.  Chiếc áo với lá cờ-vàng-ba-sọc-đỏ tôi đang mặc như chia sẻ nỗi niềm của người vong quốc. Đại dương muôn đời vẫn vậy, nhưng tâm hồn tôi thay đổi thật nhiều theo chiều dài cuộc chiến, theo bước chân lưu vong và theo tuổi đời oằn vai.  Chúng tôi trở về pḥng thay quần áo để ăn buổi chiều.  Hôm nay là ngày cruise elegant dinner, bạn tôi cũng như mọi người ăn mặc lịch sự hơn thường ngày; c̣n tôi chỉ khoác thêm chiếc áo bên ngoài.  Tôi order thức ăn cá salmon với broccoli và cơm “Glazed salmon with broccoli rice”.  Cá Salmon là thức ăn được ưa thích, nhưng miếng cá trước mắt tôi là hậu quả con cá Hồi phải trả trên hành tŕnh về nơi sanh quán (*).  Cá hồi đă trải qua cuộc hồi hương chông gai để tránh bị tuyệt giống.  C̣n người Việt ly hương biết bao giờ được trở về quê quán để lá cờ-vàng-ba-sọc-đỏ được phất phới tung bay nơi quê nhà, để lư tưởng tôn thờ được tái tục!  Buổi ăn có cơm tối nay, v́ muôn đời tôi là người Việt Nam sống nhờ cơm, mất ngon v́ nghĩ đến ngàn vạn sinh linh đă vùi thân trong đại dương như vầng thái dương vừa mất hút trên biển.  Ngày mai trời lại sáng, sức sống chào đón b́nh minh cho một ngày mới.  C̣n lư tưởng tự do dân chủ mà chúng ta tôn thờ biết chừng nào mới được tái sinh trên phần đất thân yêu!

*

**

Sau mấy ngày nghỉ phép lênh đênh trên biển, tôi trở lại gym để “đốt” bớt mấy kílô mỡ mang thêm trên người.  T́nh cờ gặp lại Nhơn được biết cháu có ư định gia nhập đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu Vơ Bị Đà Lạt.  Cháu rất hănh diện là hậu duệ của những chiến sĩ một thời được người dân ngưỡng mộ v́ là rường cột quốc gia.  Họ được huấn luyện để trở thành chiến sĩ với tinh thần quốc gia vững chắc trong thời chiến, và là chuyên viên kiến tạo trong thời b́nh.  Cũng như cờ-vàng-ba-sọc-đỏ trên áo, dấu hiệu Con-Rồng-Thanh-Kiếm bao quanh Bản-Đồ-Việt-Nam trên ve áo làm tôi hănh diện, những người xuất thân từ trường Vơ Bị Đà Lạt hănh diện, con cháu chúng ta hănh diện.  Niềm hănh diện không v́ chức vị, không v́ danh xưng là quân trường nổi tiếng vùng Đông Nam Á, nhưng v́ truyền thống đàn-anh d́u dắt đàn-em khi chân ướt chân ráo giáp mặt với thực tế chiến trường sôi động, v́ tôn ti huynh đệ đùm bọc lẫn nhau.  Nhờ đó t́nh tự Vơ Bị được khai sanh và tinh thần đoàn kết của tập thể giúp ta có chỗ đứng khác với các tập thể khác trong cộng đồng người Việt tỵ nạn.  Trong suốt cuộc chiến, bao nhiêu gương hy sinh Niên trưởng - Niên Đệ của những người con xuất thân từ trường Mẹ để bảo vệ lá cờ mà chúng ta tôn thờ, nêu cao tinh thần Vơ Bị Đà Lạt mà chúng ta được hấp thụ.  Lá cờ-vàng-ba-sọc-đỏ trên T shirt và dấu hiệu Vơ Bị trên ve áo long lanh dưới ánh mặt trời là phần thưởng vô giá của những người con Vơ Bị.  Phần thưởng này không ai cho mà do chúng ta khổ công tự tạo.

Thời gian qua, quân trường chúng ta không c̣n.  Tại phần đất đó ở Đà Lạt, bên ngọn đồi 1515, bên miếu tiên sư, bên nhà nguyên tử lực cuộc, bên Vũ Đ́nh Trường Lê Lợi, các doanh trại, phạn điếm . . . nơi chúng ta đă từng ngày đêm đếm bước quân hành, học tập quân sự, văn hóa để trở thành cán bộ nồng cốt quốc gia.  Lịch sử trường Vơ Bị đă được chính chúng ta viết lên với ḷng hy sinh cao độ.  Th́ cho dù thời gian, tuổi đời, chính kiến . . . có đổi thay, nhưng hăy nhớ chúng ta đă có cùng mẫu số chung, mà trường Vơ Bị là lăng kính tiếp nhận từng cá thể dị biệt, tinh lọc qua tiêu cự và tinh luyện, để rồi từ đó tỏa sáng khắp bốn phương như Cung-Tên được bắn đi trong ngày ra trường tượng trưng cho chí tang bồng hồ thỉ gánh vác sơn hà.  Với phương châm TRỌNG DANH DỰ của người Cựu SVSQ/VBĐL và DANH DỰ TỔ QUỐC TRÁCH NHIỆM trên nón của người sĩ quan QLVNCH, chúng ta đă được đào luyện th́ hăy đừng quên. Vậy, những ai đă nhận trọng trách tập thể giao phó, hăy hành động, nói khi cần nói, làm khi phải làm v́ ước vọng của tập thể; đừng thụ động bởi không phải lúc nào im lặng cũng là vàng.  Những thành viên trong tập thể hăy giúp đỡ và tạo cơ hội cho những người có trách nhiệm làm tṛn bổn phận của họ.  Không ai biết SAI mà vẫn làm, nhưng quan trọng là những điều ĐÚNG có kết hợp được hay không.  Chỉ cần một ṿng tay mà tại sao c̣n do dự!  Đó là điều căn bản để các tập thể đấu tranh ở hải ngoại tránh phân hóa nhất là trong hoàn cảnh hiện tại.   

Giờ đây, lá cờ VNCH phất phới nơi phần đất tự do khắp cùng thế giới là niềm hănh diện của người Việt lưu vong.  Chiếc T shirt của tôi với h́nh lá cờ VNCH và huy hiệu trường Vơ Bị trên ve áo là niềm hănh diện của người chiến sĩ VNCH xuất thân từ trường Vơ Bị Đà Lạt.  Cuộc sống chúng ta nơi xứ người khác ǵ kiếp sống mong manh con cá Hồi, dù gian nguy vẫn mong được một lần trở về nơi sanh quán.  Sự trường tồn của tập thể quân đội và ḷng tôn vinh Lá Cờ Thiêng có c̣n hay không là do chính chúng ta nhờ tinh thần đoàn kết; bởi không ư thức hệ nào có thể thay đổi ngoại trừ chúng ta tự hủy diệt.  Và, con cháu hậu duệ nơi xứ người, đặc biệt đoàn Thanh Thiếu Niên Đa Hiệu Vơ Bị, có được hun đúc để tiếp nối tinh thần yêu nước tùy thuộc vào gương sáng của cha ông mà các cháu ngưỡng mộ. 

Phạm Lâm Viên

 

 (*) Salmon (theo Wikipedia)

The migration of North Pacific Salmon from the Ocean to their freshwater spawning habitat is one of the most extreme migrations in the animal kingdom. The life cycle of a salmon begins in a freshwater stream or river that dumps into the ocean.[2] After spending four or five years in the ocean and reaching sexual maturity, many salmon return to the same streams they were born in to spawn. There are several hypotheses on how salmon are able to do this.

One hypothesis is that they use both chemical and geomagnetic cues that allow them to return to their birthplace. The Earth’s magnetic field may help the fish navigate the ocean to find the spawning region. From there, the animal locates where the river dumps into the sea with the chemical cues unique to the fish’s natal stream.[3]

Other hypotheses rely on the fact that salmon have an extremely strong sense of smell. One hypothesis states that salmon retain an imprint of the odor of their natal stream as they are migrating downstream. Using this memory of the odor, they are able to return to the same stream years later. Another smell-related hypothesis states that the young salmon release a pheromone as they migrate downstream, and are able to return the same stream years later by smelling the pheromone they released.