Những Cái Tết

Của Đời Tôi.

                                                                             Mũ Đỏ Út Bạch Lan

(Tạp chí Xây Dựng – Năm thứ 36 – số 908 – phát hành ngày 2-2-2019 tại HoustonTexas)

 

Thuở lên năm lên sáu, cứ mỗi độ gió chướng từ biển G̣ Công rào rạt thổi vào thành phố đ́u hiu nghèo nàn quê tôi, căm giác xuân về làm ḷng tôi như rạo rực đợi chờ từng ngày. Tuần lễ trước Tết cuối năm âm lịch, Me và Chị tôi tất bật với bếp ḷ nào bánh chưng bánh tét, nào dưa giá, dưa hành, xuôi ngược chợ búa mua sắm nhang đèn hoa quả và quần áo mới cho các anh chị em tôi. Mấy anh em trai tôi th́ h́ hục lau chùi đánh bóng ba bộ lư, chân đèn, mâm đồng, mấy bộ tủ bàn ghế cẩn xa cừ, phụ Cha tôi dựng cây nêu trước sân nhà trong không khí náo nức chờ đợi đêm giao thừa để được ăn bánh tráng cuốn thịt kho tàu dưa giá...và nhất được thay quần áo mới chờ bố mẹ “ĺ x́”, chơi lô tô, chờ nữa đêm giờ giao thừa kéo nhau ra sân bắn ống tre hơi khí đá thay cho pháo đùng. Thời gian hối hả xô đẩy tôi tuổi lớn dần cho đến khi lên đến trung học rồi đại học, h́nh như tôi không c̣n cái cảm giác “xuân về tết đến” như lúc c̣n ấu thơ với gia đ́nh, và cho đến khi vào lính.

Hai năm quân trường Vơ Bị Đà Lạt đổ mồ hôi, tốt nghiệp ra trường đúng vào Tết Mậu Thân (12/1967). Cái Tết đau buồn đẫm máu và nước mắt trên khắp mọi nẽo đường đất nước.

Có cần nhắc lại ở đây hay không? Dạ thưa không!

V́ ai cũng biết, ai cũng đă trải qua và ai cũng không thể quên những ngày Tết đó. Cái Tết mang vết thương khằn vết sâu quắm vào tiềm thức của mọi người, cái Tết mà bọn khát máu man di mọi rợ móc bỏ trái tim của chính ḿnh ra ngoài, để vào từng nhà đêm giao thừa hay sáng mùng một Tết, lôi cả cha mẹ vợ con bạn bè thân bằng quyến thuộc ra trước cữa nhà hành huyết tại chỗ, mặc tiếng kêu gào thăm khốc của thân nhân. Làm sao tôi quên được cái Tết đó, cái Tết mà tôi vừa “đăng quan” thiếu úy sữa, tưởng rằng “áo gấm về làng vinh quy bái tồ” th́ mùng hai mùng ba Tết lại đi “gát ḥm” cho vị Tiểu Đoàn Trưởng của ḿnh và một vị Đại Đội Trưởng khác của TĐ91BCD-LLĐB vừa ngă quỵ trên đường phố Độc Lập Thị Xă Nha Trang đúng vào lúc giao thừa Tết Mậu Thân, đơn vị mà tôi mới vừa đáo nhậm chưa tới mười ngày! Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhẩy Dù thuộc LLĐB Việt Nam.

Liên tiếp những cái Tết sau đó, Kỹ Dậu (69), Canh Tuất (70), Tân Hợi (71), Nhâm Tư (72), giày saut ṃn gót, áo trận bạc màu, rong rủi miệt mài quân hành tận cùng rừng sâu núi thẩm, chẳng có dưa hành thịt mỡ, chẳng có bánh chưng bánh dày mà chỉ có gạo sấy thịt hộp ba lác rau đay mọc dọc bờ suối hay ven sông dưới chân đồi. Cũng chẳng có rượu “nếp thang” hay rượu “đậu nành” của quê tôi (G̣ Công Mỹ Tho), mà chỉ có nước hố bom chứa sẵn trong bidong của lính, cũng chẳng nghe tiếng pháo đón giao thừa mà chỉ nghe tiết rít của hỏa tiễn 122, đại pháo 130 và đạn AK47 veo véo qua đầu, thân c̣n lơm bơm dưới giao thông hào hay hố cá nhân ngập nước.

Chiến tranh mà!

Chiến tranh sát hại sinh linh, chiến tranh tàn phá vạn vật th́ huống hồ chi tuổi trẻ của tôi. Chiến tranh cũng không cần biết Xuân Hạ Thu Đông, tết nhất sinh nhật giỗ quải ǵ hết, cũng không phân biệt già trẻ bé lớn ǵ hết, chỉ biết có chém giết lẫn nhau để đoạt chiến thắng với bất cứ giá nào, dù cái giá phải trả bằng hằng vạn vạn mạng sống của người dân vô tội.

Tết Quư Sửu Năm 1973.

...”Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973  (ở miền Nam c̣n gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam do 4 bên tham chiến:  Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, Cộng ḥa miền Nam Việt NamViệt Nam Cộng ḥa kư kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai th́ đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 08-05-1969 của phái đoàn Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn  Việt Nam Dân chủ Cộng ḥaHoa Kỳ...”

 (Trích Từ Báo Chính Luận Sài G̣n Phát Hành Ngày 29 Tháng 1 Năm 1973) 

Ngày thứ bảy 27 tháng 1 năm 1973, ngày lịch sử bốn bên tham chiến cùng kư kết ngưng bắn, tái lập ḥa b́nh cho cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam sau hơn hai mươi năm chiến cuộc tương tàn huynh đệ cùng một bọc Âu Cơ. Ngày lịch sử này nhằm ngày 24 tháng chạp năm Nhâm Tư. Tết Quư Sữu! Đêm hôm trước là ngày đưa ông táo về trời, chẳng nhớ là ngày hôm nay phải có thèo lèo cứt chuột trà cúc, mà trong đầu cứ phải nhớ những tọa độ để xin phản pháo. Sáng ngày 28/1/ 1973, tôi đứng trên một ngọn đồi thấp bên bờ nam sông Thạch Hăn Quảng Trị, dùng ống nḥm quan sát bên kia bờ bắc. Thường th́ “chúng” (Quân CS Bắc Việt) lặn sâu lặn kỹ không thấy một bóng dáng nào di chuyển trên mặt đất, tăng pháo th́ được ngụy trang bằng lưới chụp, cày kết cành lá um tùm như một bụi cây di động để tránh cặp mắt cú vọ của OV10 thường trực từ ở đâu đó trên đầu cao xa của chúng. Hôm nay th́ hoàn toàn khác, lệnh ngưng bắn toàn phần đă được ban hành lúc O giờ đêm hôm qua (27/1/1973), theo lệnh, cả hai bên không được động binh hay di chuyển quân, không được vô cớ nỗ súng khi chạm mặt địch quân dù đang ở trong thế “cài răng lược”. Xuyên qua làn sương không dầy không mơng trôi lăng đăng trên sông Thạch Hăn, tôi thấy bọn chúng đang h́ hục khiên súng ống đạn dược xuống bờ sông, chất lên xuồng và có vẽ như đang chờ đợi vượt sông.

Chỉ huy đơn vị này hơn năm (5) năm, ĐĐ2TSND, đơn vị mà  Đại Tá Trần Quốc Lịch gọi cho một cái tên mỹ miều là “đầu trâu mặt ngựa”, v́ hầu hết các ông “thần bán trời không mời thiên lôi” quy tụ về đây...để quậy. Đánh giặc như đùa như giởn, nhưng trong thành phố th́ hay kiếm chuyện ăn quỵt phá quán là chuyện cơm bữa. Nhiều trường hợp vi phạm kỹ luật nặng nề, Trung Đội Trưởng không giải quyết nổi, giải giao lên cho tôi, các ông thần này tỏ ra khúm núm, khoanh tay, găi đầu găi tai ca sáu câu vọng cổ rất ư là tỏ vẽ đă ăn năn hối căi, tội nghiệp quá, tôi chỉ phạt nhẹ rồi tha. Chỉ vài ba ngày sau th́ chính mấy ông cố nội này lại làm chuyện khác c̣n động trời hơn lần trước, nhất quá tam, tôi gom lại cho đủ “lục lâm thảo khấu” lập một tóan xâm nhập đặc biệt thả vào hậu tuyến của địch, tên nào ṃ về được th́ về, không th́ đi luôn, đi đâu không ai biết. Từ đó tôi sinh ra nghi ngờ đủ thứ v́ “bị gạt” nhiều lần suưt bị treo áo lột lon v́ cả tin thuộc cấp.

Trong trường hợp có Lệnh Ngưng Bắn, trong đó có lệnh cấm cả đôi bên “động binh” mà chính mắt tôi đă nh́n thấy chúng chuẩn bị vượt sông th́ không c̣n ǵ nghi ngờ nữa. Do dự là một yếu tử của binh pháp đối với kế sách tiên hạ thủ vi cường, tôi gọi ngay Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn I Nhẩy Dù xin cung ứng khẩn cấp 20 cuộn kẽm gai (concertina) và 100 hỏa tiễn M72. Thời gian này, ĐĐ2 TSND đang tăng phái hành quân cho LĐIND, ba trung đội tiền phương của TS2 bố trí cách bờ sông Thạch Hăn khoảng 50 mét, bên phải kéo dài lên tới Cầu Thạch Hản là một TĐ BĐQ từ vùng IV tăng cường, phía sau lưng là TĐ1ND dưới quyền Trung Tá Lê Hồng. Nếu địch cố t́nh vi phạm “lấn đất dành dân” không nỗ súng, th́ khoảng cách chỉ có 50 mét, cũng đủ cho chúng tiến sát, mặt đối mặt với chúng tôi sau khi chúng đă sang sông. Tuyến của TS2ND bị “thủng” th́ BCH LĐIND bị đe dọa ngay.

Đêm hôm đó, nữa đêm 28/1/ 1973, những ǵ tôi nghi ngờ đă xăy ra. Bắc Quân đă sang sông không một tiếng động, để sáng ngày hôm sau, 29/1/1973...”bốn mắt nh́n nhau trào máu họng”!!! Ta với địch, địch với ta chỉ cách nhau có...10 mét! Ai Làm ǵ ai, chẳng ai làm ǵ nhau, chỉ nh́n nhau cười ruồi. Tôi cảm thấy hụt hẩng v́ thua trí chúng nó và cũng v́ tuyệt đối thi hành lệnh cấp trên mà bị bọn ma giáo này chơi một vố “kèo trên”. Buổi trưa, concertina được ĐĐ2 Công Binh ND mang tới, quân ta căng kẽm gai phân ranh giới, quân địch “phụ” kéo kẽm gai với sự hoan hỷ đồng t́nh, những giọng nói rặc bắc kỳ, trung kỳ, nam kỳ rộn ră trộn lẫn vào nhau  ́ xèo  ỏm  tỏi trong niềm vui mừng là từ nay cả hai chúng ta không c̣n có kẽ thù của nhau nữa.

Ḥa B́nh Mà! Ḥa B́nh th́ phải sống chung với nhau chứ, thôi, chân không c̣n đạp ḿn nữa, đầu không c̣n đội pháo nữa, không c̣n thân lấy thân đở đạn cho nhau khi xáp lá cà, không c̣n cơm gạo sấy với nước hố bom nữa mà rau cải gà vịt tươi  được tiếp tế hằng ngày. Cớm trung cộng trao đổi gạo sấy thịt hộp, thuốc lào trao đổi ruby quân tiếp vụ, trà lạng sơn trao đổi cà phê gói ration C, anh anh tôi tôi trong niềm vui tưởng như chiến tranh đă lùi vào quá khứ xa xôi nào đó, và tưởng như cả hai bên đă quên đi mới chỉ vài ngày trước đó ŕnh rập lẫn nhau để hạ thủ vô t́nh như loài thú khát máu.

Tôi đứng đó, chứng kiến và quan sát hiện trạng đó, nhưng tận trong tâm trí vui buồn, mừng lo lẫn lộn. Vui v́ thấy dưới ḥa nhưng chắc ǵ trên thuận, trên ở đây là bọn ma đầu tráo trở lường gạt Chính Trị Bộ Hà Nội vẫn c̣n ôm mộng xâm lăng chiếm cho bằng được một phần đất nước giàu có mầu mở của miền Nam. Mừng v́ cuối cùng Hiệp Ước Ḥa B́nh đă được bốn (4) bên kư kết, nhưng chắc ǵ được tôn trọng, bởi Cộng Sản đă định nghĩa ḥa b́nh là khi Tư Bản bị tiêu diệt! Chỉ có cái bàn hội nghị vuông hay tṛn mà phải kèn cựa mất gần hai năm, hai năm bao nhiêu máu đă đổ, bao nhiêu thân xác đă ngă gục trước họng súng ngút ngàn thù hận của cả hai bên, trong khi những thương thuyết “da” vẫn chểm chệ ngồi sa lông hút si gà uống rượu chát tây ở Paris! Sống chung th́ ai “hóa” ai, ai chiêu hồi ai với những thủ đoạn tận cùng xảo quyệt lừa đảo vô nhân tính của con người cộng sản, nhất là bọn đầu sỏ chính trị bộ Hà Nội đang lom khom vâng lời của các quan thầy, hết Bắc Kinh rồi đến Mạc Tư Khoa phải nhuộm đỏ toàn thể Á Châu chứ không riêng ǵ Việt Nam.

Hai ngày sau, tôi ra lệnh cho Trung Đội chỉ huy, dọn đất bằng phẳng để làm một sân bóng chuyền, làm xong, cho binh lính ngơ lời mời phía bên kia qua bên này giao đấu Bắc-Nam cho vui. Khai trương sân bóng chuyền, lính ta “đóng kịch” với những trận đấu hào hứng la hét cổ vơ của mấy ông chầu ŕa đứng ngoài sân, sau đó gà nướng, sà lách trộn dầu dấm bày biện ra sân, khiến “bên kia” chỉ biết đứng nh́n mà “nuốt nước miếng”!

Ngày 1/2/1973, sau năm ngày Hiệp Định Paris về chiến tranh VN được phổ biến trên toàn thế giới, phái đoàn Liên Hiệp Quân Sự Bốn Bên h́nh thành, Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến cũng lần lượt đến VN và trú ngụ ở khách sạn Hương Giang (Huế), chúng tôi, bên ta bên địch sống kề cận nhau, tay bắt tay, trao đổi nhau thân mật những chuyện bá vơ, rồi cuối cùng bên kia đồng ư gửi những “cao thủ” bóng chuyền sang đấu giao hữu với phe ta. Như vậy nhịp cầu Ô Thước đă được bắt qua hàng rào kẽm gai concertina! Mỗi lần thi đấu xong, không cần biết thắng bại, phe ta khoản đải phe địch một nồi cháo vịt c̣n nóng hổi rất ư là “đồng chí”. Các ông quan to mặt bự của UB LH QS 4 Bên, các vị lớn có chức của UB KS Đ́nh Chiến đang ở đâu, hăy đến đây mà chụp ảnh quay phim, rồi trở về căn pḥng có máy lạnh mà múa bút...khoe khoang viết phét.

Cuộc vui của nền “ngoại giao bóng chuyền” giữa ĐĐ2TSND và ĐĐ Trinh Sát Đặc Công của SĐ 325CSBV sau ngưng bắn chỉ kéo dài được năm (5) ngày, một biến cố dở cười dở mếu bất ngờ xăy đến xuưt chút nữa tôi bị truy tố ra ṭa án quân sự v́ tội bất tuân thượng lệnh.

Ngày 3 tháng 2 năm 1973 nhầm ngày 30 Tết Quư Sữu và cũng đúng là ngày sinh nhật 28 tuổi của tôi. Vài ngày trước, tôi đă căn dặn Thượng Sĩ Nhất Tá, HSQ tiền trạm ở Huế t́m nơi đặt cho tôi hai con heo quay cỡ lớn nhất, hậu cứ Sài G̣n đả gửi ra hành quân 10 con vịt quay khô, cùng với những món phụ như bánh ḿ, bánh hỏi rau sống để lần đầu tiên đơn vị ăn Tết trong “ḥa b́nh” vai kề vai bên cạnh kẻ thù không đội trời chung mà không có tiếng súng. Trưa nay, trận đấu bóng chuyền giao hữu đôi bên chấm dứt, một buổi tiệc tất niên linh đ́nh được bày ra sân, ta với địch, địch với ta ôm eo ếch nhẩy sol đố ḿ cùng với hai can rượu đế Cầu Bạch Hổ. Tan tiệc dă chiến, ai về nhà nấy với lời chúc tết của tôi và nhớ là ngưng giao đấu trong hai ngày Tết, v́ bắt đầu ngày mai mùng một tết, các trung đội sẽ lần lượt thay phiên nhau về Sài G̣n đi phép thăm gia đ́nh 10 ngày.

Ngày mùng một Tết Quư Sửu  (4/2/1973) trôi qua trong cái lạnh giá buốt của vùng địa đầu giới tuyến, Tết này con không về được để ngắm những cây mai vàng mà Ba đă trồng trước ngơ, không ăn được món gị thủ mà Mẹ đă “bó” bằng những sợi dây lạc dừa, con chỉ ngồi đây mở radio ấp chiến lược nghe Hoàng Oanh:

“Xuân vừa về trên băi cỏ non

Gió xuân đưa lá vàng xuôi nguồn

Hoa cùng cười tia nắng vàng son

Lũ ong lên đường cánh tung tṛn

Hoa chẳng yêu bướm tả tơi

Muốn yêu anh vác cày trên đồi

Hay là yêu chiến sĩ ngàn khơi...”

Người chiến sĩ ngàn khơi đón tết với đôi mắt vẫn hướng về phía bên kia bờ bắc trong lo âu hồi hộp canh chừng biến cố “phản thùng” như Tết Mậu Thân.

Khoảng gần nữa đêm, Sơn Nhung, người Hạ Sĩ Nhất gốc khờ me trung tín của tôi nói:  “Thưa Đại Úy, Trung Sĩ Nhất Triết muốn xin gặp Đại Úy”. Lê Văn Triết tốt nghiệp trường Hạ Sĩ Quan Đồng Đế cuối năm 71, dân bắc kỳ di cư chính cống, sau một năm chết sống với toán 3 viễn thám, được thăng cấp trung sĩ nhất và làm toán phó cho Thiếu Úy Đoàn Kiên Em.

- Có chuyện ǵ quan trọng không mà anh muốn gặp tôi giờ này ?

- Thưa Đại Úy, thật t́nh đối đế lắm, tôi mới xin gặp Đại Úy để giải quyết dùm cho tôi việc khó xử này.

- Anh cứ nói đi.

Gia đ́nh bố mẹ của Triết là dân di cư năm 54, lúc Triết khoảng độ một hai tuổi. Gia đ́nh người chú ruột của Triết c̣n ở lại miền bắc dưới chế độ CS với bốn (4) người con. Trong số này có hai người con trai (Em chú bác ruột với Triết) bị xung phong vào bộ đội năm 1972 tên là Châu và Phong. Một phục vụ ở ĐĐ Đặc Công của SĐ 325 và một ở trung đội pḥng không của Trung đoàn 95 cũng trực thuộc SĐ 325. Định mệnh run rủi trớ trêu, ba anh em họ gặp lại nhau qua những trận đấu bóng chuyền ngoại giao do tôi tổ chức, sau trận đấu trưa 30 Tết...hai người họ ở lại với Triết và nhất định không trở về bên kia dù có bị xữ bắn tại chỗ hay bất cứ h́nh phạt nào của cả hai bên dành cho họ. Triết hỏi họ th́ họ chỉ trả lời :

- Trước khi vào Nam, Bố có dặn là phải t́m anh (Triết) và t́m cách liên lạc với anh cho bằng được. Có lẽ Ông Bà Nội linh thiêng đă phù hộ cho gịng họ nhà ḿnh mà tụi em đă nhận ra anh trong những lần “đánh bóng trao”.

Nh́n vào ánh mắt lo âu bối rối của Triết, tôi thấy phảng phất một nét van lơn cầu khẩn nào đó. Triết c̣n nghĩ đến t́nh anh em ruột thịt đă cùng nhau trải qua một đoạn đường ấu thơ trong thời kỳ cải cách ruộng đất máu thấm đẫm ruộng vườn của cha ông để lại, Triết như mong đợi ở tôi một ân huệ mà tôi khó ḷng xoay sở giải quyết để giúp cho Triết được. Tôi ngồi trầm ngâm như một pho tượng đá không một lời nào với Triết. Sau ngưng bắn, lệnh cấp trên là không được nhận hồi chánh viên, đầu thú, hay trong trường hợp chạm súng bất đắc dĩ bắt được tù binh, ngay chính cả hàng binh th́ phải “giải giao tại chổ”, có nghĩa là không báo cáo, không giải giao. Trong trường hợp của Triết tôi phải làm sao đây. Giải giao tại chỗ có nghĩa là bắn bỏ tại chỗ, vùi thây tại chỗ xem như mất tích. Tôi không thể và không thể làm như thế v́ con người có đánh mất lương tri như thế nào đi chăng nữa cũng c̣n lại một chút gọi là “nhất điểm lương tri”. Chính cái nhất điểm này sẽ đeo đuổi cào xé dày ṿ lương tâm của ḿnh suốt cuộc đời c̣n lại.

- Thôi Cậu về ngũ đi...sáng mai dẫn hai người đó lên đây gặp tôi.

*   *

*

   Trong căn bạt hành quân dă chiến 6ftx12ft được ngụy trang hoa lá cành và nằm dưới mặt đất khoảng một mét, Châu và Phong ngồi khúm núm dưới đất bên cạnh Triết, đầu cuối gầm, thỉnh thoảng ngước nh́n lên với đôi mắt thất thần, mặt xanh xao v́ thiếu ăn bồi dưỡng lâu ngày, tôi ngồi bên mép cái chỏng tre gọi Sơn Nhung “anh pha cho tôi bốn ly cà phê sữa nóng cứt chồn...  rồi quay sang nói với Châu và Phong

- Tối qua, Triết đă kể hết sự t́nh của hai cậu cho tôi rồi. Hai cậu nhất định ở lại với Triết, không trở về đơn vị của ḿnh bên kia nữa dù có phải chết cũng không về. Thế bây giờ tôi không chấp nhận và dùng vũ lực để đẩy hai cậu qua hàng rào kẽm gai, nếu hai cậu kháng cự hoặc chạy trở qua bên này, tôi ra lệnh bắn hai cậu ngay tại chỗ, th́ hai cậu nghĩ sao!?

Phong từ tốn trả lời:

- Thưa Đại Úy, tụi em cũng biết nếu trở về th́ sớm muộn ǵ cũng chết với chúng nó, v́ em nghe lóm được chúng nó kháo nhau rằng chẳng c̣n bao lâu nữa ḿnh cũng sẽ tới Sài G̣n. Tụi em nghĩ thà chết ở đây có mặt của anh Triết, ít ra tụi em cũng có được một nấm mộ và một cái bia, để mai kia bố mẹ tụi em biết được tụi em đang ở đâu. C̣n nếu Đại Úy tha cho th́ tụi em được sống với anh Triết trong t́nh thương yêu đùm bọc có nhau mà xây dựng lại cuộc đời mới.

Trước khi gặp Châu Phong tôi đă có quyết định rồi nhưng c̣n do dự không nói ra, bây giờ tôi không quan tâm tới những lời chân thật cầu khẩn của Phong mà chỉ hơi giật ḿnh v́ câu nói”chúng nó kháo nhau rằng chẳng c̣n bao lâu nữa ḿnh cũng sẽ tới Sài G̣n”. Như vậy là quá rơ ràng ư đồ của Hà Nội qua Hiệp Định Paris 27/1/1973. Giai đoạn đầu vừa đàm vừa đánh, giai đoạn sau kư kết là vừa ḥa vừa chiếm, chiếm đất chiếm dân rồi chiếm luôn cả nước. Tin tức này tuy chỉ nghe từ một lời tâm sự của một cán binh tép riêu của Việt cộng, nhưng nó vô cùng quan trọng trên tầng chiến lược. Chắc chắn thượng cấp của tôi cũng hiểu được “thế hạ phong” của ḿnh trong t́nh trạng đ́nh chiến da beo trộn trấu như thế này, t́nh trạng nam quân chi giữ được thành, Bắc quân giữ đất đai lănh thổ, núi rừng, sông biển, ruộng đồng th́ cái chuyện phản bội bất ngờ đánh úp thành của đối phương dễ như trở bàn tay.

- Thôi các cậu trở về vị trí đóng quân đi, trong thời gian chờ đợi lệnh cấp trên, tôi giao trách nhiệm cho Triết, Chuẩn Úy Em và cả toán 3 Viễn Thám, ngay bây giờ tôi không thể quyết định được ǵ cả, ngày nào hay ngày nấy, nếu có chuyện ǵ bất trắc xảy ra th́ chính các cậu sẽ nhận lănh hậu quả trước tiên. Có vậy thôi.

Tôi gọi ngay BCH LĐIND đang trú đóng ven quốc lộ 1 phía đông La Vang khỏang vài ba cây số và xin tŕnh diện Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng Lê Văn Ngọc (Ngọc Kiến) ngay ngày hôm nay và cũng xin có sự hiện diện của Trung Tá Nguyễn Văn Be đang kiêm Trưởng Pḥng 2 SĐND. Lời yêu cầu được chấp thuận ngay. Lúc 5 giờ chiều ngày mùng 2 Tết Quư Sửu (4/2/1973), một chiếc M113 chở tôi đến BCH LĐ1ND khi nhị vị này đă có mặt sẵn. Tôi chỉ tŕnh vắn tắt gọn gàng câu chuyện “hồi chánh” của Châu và Phong cùng sự liên hệ ruột thịt với Trung Sĩ Nhất Triết TS2ND, đồng thời cũng bày tỏ nỗi khó xử của tôi giữa t́nh và lư trong nghịch cảnh này.

Trung Tá Be lên tiếng trước :

- Cái vụ này cả tôi và Đại Tá Ngọc (LĐT LĐ1ND) cũng không dám quyết định ǵ lúc này được. Trước đây th́ dễ ợt rồi, không có ǵ phải bàn cải tŕnh lên tŕnh xuống mất công, chỉ làm biên bản giải giao qua Bộ Chiêu Hồi là phủi tay. Đại Tá nghĩ sao?

Trầm ngâm suy nghĩ một lát, ĐT Ngọc LĐT LĐ1ND chậm rải trả lời :

- Chà...cái vụ này hơi rắc rối à nha. Xử theo t́nh th́ Đại Úy Út lănh cán búa, xử theo lư th́...th́... thất nhân tâm quá. Thôi hay là anh Be thử gọi hỏi Lê Lợi (Tướng Lê Quang Lưỡng TL SĐND) và xin quyết định xem sao.

Trung Tá Be rời ghế ngồi, bước vào căn hầm kế cận, nơi đặt máy Siêu Tần Số có “hot line” để liên lạc riêng với Tư Lệnh. Năm phút sau Ông trở ra chỉ với một câu nói ngắn gọn “Chẳng lôi thôi ǵ cả, giải giao tại chỗ!”.

 Như thế là xong “chẳng có lôi thôi ǵ cả”, lệnh là lệnh, cái lệnh dù có có thất nhân tâm mấy chăng nữa cũng là “cái quân lệnh”.

Bài toán nan giải giữa lư và t́nh của tôi đă được Tướng Tư Lệnh cho đáp số th́ chẳng c̣n ǵ để phân giải nữa. Ngồi trên tháp chiếc thiết vận xa M113 trở về vị trí đóng quân, tâm hồn lăng đảng mênh mông không biết phải giải quyết ra sao khi mà những đôi mắt van lơn khẩn cầu của ba anh em Triết Châu Phong như đang chập chờn lăng văng trên cành cây ngọn cơ ven đường về. Trải qua bao nhiêu chiến trận, tôi đă từng lấy mạng sống của ḿnh trêu đùa với định mệnh, cái sống cái chết như nhau trong những lúc dầu sôi lữa bỏng, giờ đây trước hai kẽ thù đang khép nép quay đầu về với ḿnh với sự sợ hải tuân phục, mà chính ḿnh quyết định cái chết cái sống của họ, th́ quả là trớ trêu thật, là bởi tôi không phải là định mệnh để quyết định số phận của họ trong hoàn cảnh này. Đêm mùng 2 Tết, tôi ngồi một ḿnh bên chai Remy Martell với cái đùi vịt quay nặc nồng mùi dầu ẩm mốc của ba tàu chợ lớn, trong căn cḥi dă chiến chỉ cách Bắc quân khoảng 50 mét. Trước khi đi ngủ, tôi đă tự quyết định “chẳng làm ǵ cả”. Lại một lần nữa tôi đang “trêu đùa với định mệnh!!!”

Tôi cứ làm thinh, làm ngơ coi như chẳng có ǵ xăy ra cả, nhưng tự trong đáy ḷng một nỗi ngỗn ngang không biết xử trí như thế nào cho hợp lư hợp t́nh với hai “ông cố nội” báo cô này. May mắn thay, trưa ngày 6/2/1973 nhằm ngày mùng 4 Tết, ĐĐ2TS được lệnh di chuyển về phía nam Sông Bồ (An Lỗ Huế), một Tiểu Đoàn BĐQ sẽ trám tuyến cho ĐĐ2TSD nội trong ngày. Nhá nhem chiều hôm đó bầu đoàn thê tử của tôi phải lội bộ hơn ba (3) cây số ra quốc lộ 1 để GMC chở về An Lỗ... nhiên phải cơng theo hai ông báo cô Việt cộng chính cống này. Cá tính của tôi là khi suy tính một chuyện ǵ mà chưa t́m ra một giải pháp để thực thi th́ trong dạ cứ cồn cào khó chịu, nhưng lại cứ nhởn nha cù cưa không dứt khoát liền, nhưng khi có giải kết rồi th́ có ...trời cản!

ĐĐ2TS được “nhét” vào pḥng tuyến giữa TĐ3ND và TĐ9ND dọc từ trên núi xuống tận cầu An Lỗ, phía nam Sông Bồ, bờ sông phía bắc là Trung Đoàn 95 của SĐ 325 chiếm giữ, chỉ cách Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của SĐND hơn một kí lô mét về hướng tây nam. Cả hai bạn địch cùng tắm giặt nấu ăn cùng một gióng sông oan nghiệt chia cách đôi bờ! Sau hai ngày phối trí quân tạm ổn định, tôi gọi Trung Sĩ Nhất Triết tŕnh diện:

- Tôi thông cảm tâm trạng khó xử của cậu, tôi tạm thời giải quyết như thế này. Tôi biết gia đ́nh và cha mẹ của cậu đang sống trong giáo sứ Khiết Tâm Thủ Đức, một giáo sứ 100% người di cư 54, cha của cậu hiện là thầy bốn thầy năm ǵ đó của giáo sứ, có nhiều uy tín với Linh Mục chánh sứ tại đây...có phải đúng như vậy không?

- Dạ đúng như vậy thưa Đại Úy.

- Vậy th́ như thế này. Tôi cho cậu đi phép hai (2) tuần, ứng trước cho cậu hai tháng lương, tôi cũng cấp giấy phép (giả) cho Châu và Phong cùng đi với cậu. Cậu có nhiệm vụ đưa hai đứa nó về giao cho Cha cậu, và năn nỉ lạy lục cha cậu liệu bề cưu mang tụi nó. Tôi nghĩ với uy tín và “công quả” đối với giáo xứ của cha cậu, cha cậu có thể giải quyết được chuyện này, và lại nữa với t́nh ruột thịt chú bác như cha, ông có thể hết ḷng lo cho tụi nó. Lo như thế nào tôi không biết, nhưng tôi chắc chắn rằng ông sẽ lo được. Khi về đến nhà, cậu phải xé bỏ và đốt ngay hai cái giấy phép “giả” này, và nhớ một điều tối quan trọng là: căn dặn gia đ́nh nói rằng hai tụi nó là lao công đào binh của SĐ3BB với hai cái tên mới. Chỉ có vậy thôi, cậu đă hiểu và thông suốt những ǵ tôi căn dặn chưa? Tôi tin ở cậu chuyện này, nhớ rằng nếu có chuyện tráo trở nào sau này, tôi sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đó.

Triết như ngẫn người, có lẽ Triết không bao giờ nghĩ tôi lại đi đến quyết định này, một quyết định khá táo bạo gần như “trêu đùa với định mệnh”. Triết lí nhí cám ơn và về nơi đóng quân của toán.

Hai ngày sau họ đă ở Thủ Đức, và ba tháng sau Triết báo cho tôi biết, Châu Phong đă trở thành dân quân Xă Khiết Tâm thuộc Quận Thủ Đức với giá 100 ngàn cho mỗi người. (Tiền VNCH 1973)

Trong mỗi một con người đều có một cây thước để đo chính lương tâm của ḿnh, dài hay ngắn, căng hay chùng là tùy vào mức độ lượng khoan dung tha thứ của mỗi người. Khoan dung tha thứ không thay đổi được hận thù địch bạn trong quá khứ, nhưng nó lại mở rộng cho tương lai. Tôi đă không thi hành nghiêm khắc quân lệnh “giải giao tại chỗ” mà c̣n âm thầm lén lút giúp cho hai cán binh CS một con đường sống, một lối sống. Chẳng có ǵ để tôi phải thù hận họ đến nỗi phải mang họ ra tống tiễn họ bằng một phát đạn vô t́nh vào màng tang của họ, nếu có thù hận chăng là thù hận Cáo Hồ đă tha cái học thuyết khốn nạn ngoại lai về dày xéo đất tổ khiến cả một dân tộc phải học máu non gần một thế kỷ với sự trợ giúp của một lũ tham cuồng vọng vô học Giáp Đồng Chinh Duẫn...Trái tim của tôi dành cho những kẽ thù đă sa cơ thất thế muốn t́m một con đường sống lương thiện là một vực sâu muôn trượng, mà ở dưới đó, người ta sẽ luôn t́m thấy sự tha thứ. Chẳng những tôi tha cho họ (Châu Phong) mà c̣n giúp cho họ làm lại cuộc đời vốn dĩ đă ngược đăi họ trong suốt quảng đời tuổi trẻ cũa họ dưới chế độ dă man cùng cực của cộng sản. Trái tim của tôi bảo tôi phải làm như vậy dù lư trí tôi phân vân đắn đo gần như dằn xéo nhiều lần rách bươm cả tâm can.

  Cuối tháng 10 năm 1973, tôi được lệnh tŕnh diện Pḥng An Ninh Quân Đội Bộ TL SĐND để làm phúc tŕnh về vụ việc này v́ tin tức đă thấu đến tai của an ninh quân đội. Trong cuối bản phúc tŕnh tôi có viết “hận thù như một viên đá đè nặng trong ḷng tôi, tôi đă vứt bỏ nó đi kể từ khi có lệnh ngưng bắn chẳng phải dễ chịu hơn không. Tại sao tôi cứ phải để một viên đá vô h́nh đè nén trái tim tôi trong những trường hợp phải tha hay phải giết...”. Sau lần đó, tôi không thấy Pḥng ANQĐ và Pḥng Nh́ của SĐND đá động ǵ tới nữa.

Thuở nhỏ, Ông Ngoại tôi cứ căn dặn rằng ai cho con một chén cơm con phải nhớ suốt đời, con cho ai một chén cơm con phải quên suốt đời. Tôi đă vi phạm quân lệnh tha cho Châu Phong tôi đă quên, nhưng Châu Phong không quên. Tết Bính Th́nh năm 1976, đang bị giam giữ ở trại tập trung Hốc Môn, tôi nhận được một thùng quà tết 3 kư lô, người gửi là Lê Thanh Triết Thủ Đức gồm một tấm chăn dầy, một kư thịt ḅ khô xào mắm ruốt xă ớt, bàn chải kem đáng răng, sà bông cô ba, trộn lẫn trong ruốt là hai tờ giấy 50 chục đồng cụ hồ và một gịng chữ ngắn ngũi của Châu Phong “tụi em cố gằng sẽ lo cho anh “đi” càng sớm càng tốt”. Đi đâu, đi được hay không tôi không màng tới, chỉ thở khà một tiếng “à ra nhân quả là đây”. Bốn tháng sau, tháng 5 năm 1976 tôi trốn trại (vượt ngục) từ trại cải tạo Long Giao, nơi ghé đầu tiên để tôi nhờ nhắn tin với gia đ́nh là Xă Khiết Tâm, nơi mà dân giáo xứ di cư chống cộng tận xương tủy, nơi mà Ông Lâm, cha của Triết cũng là chú ruột của Châu Phong có uy tín rất nặng kư với linh mục chánh xứ. Hai anh em Châu Phong có giấy tờ hợp lệ sau “giải phóng” họ đi làm phụ hồ cho những nhà thầu xây cất nhà cữa, riêng Triết đă có vợ và hai con, vợ chồng cùng đi làm chung ở một hăng dệt Thủ Đức.

Cuộc sống b́nh thản của họ cứ thế mà trôi dần với thời gian, giờ đă hơn 40 năm rồi c̣n ǵ. Tết năm nay, Tết Kỷ Hợi 2019, như thường lệ mọi năm, họ đều gửi thư thăm hỏi và không quên nhắc lại câu nói mà tôi đă từng nói với họ “tha thứ cho kẽ làm bạn tổn thương là món quà dành cho họ”. Và món quà Tết hằng năm họ gửi lại cho tôi là ba hũ mắm tôm chà G̣ Công, loại mắm mà tôi mê thích nhất, ba con thỏ nhà phơi khô ướp xả ớt được bọc gói cẩn thận dấu trong các vali hành lư của người thân về VN thăm gia đ́nh họ. Cuộc sống là tiếng vọng của luật nhân quả. Những điều tôi gửi đi nay quay trở về, những ǵ tôi đă gieo trồng nay tôi đang gặt hái, những điều tôi đă cho nay tôi đang nhận lại, tôi đang nhận lại những trái tim, những tâm hồn không thù hận của những người bên kia chiến tuyến đă một thời bắn giết nhau trong quá khứ, nhưng nay một tương lai đang rộng mở cho họ.

Năm cũ sắp hết, năm mới sắp đến, những cành đào sau nhà đă trổ nụ, tôi chợt nhớ đến quê tôi, quê G̣ Công nước mặn đồng chua với những cánh đồng lúa chín ngút ngàn, những vườn măng cầu serie chín đỏ mọng, khi đông tàn xuân đến, hằng chục chiếc ghe bầu khẩm nặng với dưa hấu, dừa xiêm ghé bến sông nước đục ngầu chảy xiết, chợ búa tất nập ngược xuôi người mua kẽ bán, trong đó có Mẹ và Chị tôi, buôn tảo bán tần nuôi năm chị em tôi ăn học, và như c̣n nghe văng vẳng đâu đây tiếng của Ông Ngoại tôi dặn ḍ Mẹ tôi:

“Nghèo Mà Biết Cho Đi Là Giàu Hơn Tất Cả”

“Giàu Mà Không Muốn Bỏ Ra Là Thiếu Tận Cùng”

Tôi đă cho Châu và Phong “một cuộc sống mới”. Giờ đây tôi được “một cuộc sống mới”.

Houston Trung Tuần Tháng Giêng Năm 2019

Út Bạch Lan